Mỗi ngày có hàng nghìn người mất vì tai nạn lao động hoặc bệnh tất liên quan đến hoạt động tại nơi làm việc. Sự mất mát này cần được ngăn chặn. ISO 45001 được ban hành nhằm giúp các tổ chức thực hiện điều đó. Ông Kristian Clasel và Charles Corie sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những lợi ích tiêu chuẩn ISO 45001 mang lại. Việc cải tiến năng suất lao động xuất phát từ việc các doanh nghiệp phải đảm bảo sự an toàn và xây dựng lòng tin đối với người lao động trong chuỗi hoạt động và cung ứng của mình.
Theo K. Glaesel và C. Corrie: ISO 45001 là một cột mốc quan trọng! Là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trên thế giới về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, ISO 45001, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Yêu cầu hướng dẫn sử dụng, tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho tất cả các tổ chức có nhu cầu cải thiện hiệu quả OH & S của họ. Theo giám đốc hàng đầu của một tổ chức quản lý, mục đích của ISO 45001 là cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho mọi người. Để đạt được điều này, điều quan trọng là kiểm soát tất cả các yếu tố có thể dẫn đến bệnh tật, thương tích và tử vong bằng cách giảm thiểu tác động bất lợi đến tình trạng thể chất, tinh thần và nhận thức của một người.
Có nhiều điểm khác biệt, nhưng thay đổi chính là ISO 45001 tập trung vào sự tương tác giữa một tổ chức và môi trường kinh doanh trong khi OHSAS 18001 tập trung vào quản lý các nguy cơ OH & S và các vấn đề nội bộ khác. Nhưng các tiêu chuẩn cũng phân biệt theo nhiều cách khác nhau:
Những điểm này thể hiện sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về cách quản lý sức khỏe và an toàn lao động. Mặc dù hai tiêu chuẩn này có điểm khác nhau trong cách tiếp cận nhưng OHSAS 18001 là nền tảng chắc chắn để chuyển đổi sang ISO 45001.
Để chuyển đổi từ OHSAS 18001, cần phải thực hiện theo trình tự sau đây.
Những điều cần biết cho doanh nghiệp lần đầu áp dụng ISO 45001
Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các hệ thống quản lý ISO, ISO 45001 sử dụng phụ lục SL, do đó sử dụng chung cấu trúc cấp cao (HLS), các văn bản, thuật ngữ, định nghĩa với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác được sửa đổi gần đây như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015. Nếu doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống quản lý này thì ISO 45001 cũng tương tự. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chưa có hiểu biết về ISO 45001 thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn và cần tìm hiểu kỹ.