Hướng dẫn xây dựng thẻ điểm cân bằng và lợi ích doanh nghiệp nhận được (Phần 1)

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý chiến lược được xây dựng thông qua việc tích hợp 4 quan điểm kinh doanh khác nhau vào công thức tính toán để giúp các nhà quản lý hiện thực hóa mục tiêu tổ chức đề ra. Bên cạnh việc là một công cụ đo lường, nó còn có tác dụng khuếch đại những ưu điểm trong tổ chức của bạn.

Thẻ điểm cân bằng phát triển bởi hai Giáo sư Đại học Harvard (Robert S. Kaplan và David Norton) ban đầu được biết đến như một khuôn khổ đo lường hiệu suất tổng hợp trong khi vẫn cân nhắc đến các yếu tố phi tài chính để hoàn thiện hơn những phân tích, đánh giá về sự “cân bằng” của tổ chức. Sự cân bằng này được thể hiện giữa những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa những chỉ số về kết quả và những chỉ số thúc đẩy hiệu quả hoạt động, giữa những khía cạnh hiệu quả hoạt động ngoại vi và nội tại. Tổng hợp lại, có 4 khía cạnh với quan hệ nhân quả có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức, bao gồm: Nguồn lực tài chính, Nghiên cứu và phát triển, Quy trình nội bộ doanh nghiệp và Quan hệ khách hàng.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã không chỉ đơn giản sử dụng thẻ điểm cân bằng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Thay vào đó, họ sử dụng một hệ thống quản lý tinh vi hơn và lập kế hoạch chiến lược đầy đủ. Do đó, khái niệm Thẻ điểm cân bằng “mới” cũng đã được sửa đổi thành phương pháp biến kế hoạch chiến lược của tổ chức từ một nghiên cứu điển hình thành một lộ trình dài hơi được thực hiện hàng ngày.

Bạn đã biết tầm quan trọng của quy hoạch chiến lược là để đem lại thành công chung cho một doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để xây dựng khuôn khổ cho việc thực hiện chiến lược đó? Nếu hệ thống quản lý hiện tại của bạn không thể định hướng những gì cần làm và bạn đang mệt mỏi vì lãng phí thời gian, đây là lúc cần có một giải pháp tốt hơn. Có hàng ngàn doanh nghiệp sử dụng BSC để thực hiện chiến lược của họ.

Việc chấm điểm thẻ điểm giúp đánh giá chính xác kết quả công tác của mỗi cấp độ, định ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng thích đáng, kịp thời. Đồng thời, giúp phân bổ nguồn lực một cách khoa học, cân đối, từ đó nâng cao năng suất một cách bền vững. Dưới đây là các bước cơ bản tổ chức của bạn có thể áp dụng khi thiết kế thẻ điểm cân bằng:

  • Xây dựng tuyên bố mục tiêu
  • Thiết kế lộ trình thay đổi
  • Lập biểu đồ chiến lược
  • Tạo ra các giải pháp tuyệt vời
  • Đề xuất một số sáng kiến

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các bước lập thẻ điểm cân bằng trong phần sau của loạt bài viết.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới