Hướng dẫn kẻ vạch khi thực hiện 5S

Khi thực hiện 5S, cần kẻ vạch phân chia giữa khu vực sản xuất, đường đi và nơi để nguyên vật liệu…Tuy nhiên, một số đơn vị sẽ có thắc mắc: khu vực nào cần kẻ vạch, khu vực nào không cần kẻ vạch, cách kẻ vạch có phải tuân theo quy định nào không, ví dụ độ rộng của vạch, màu sắc của vạch… Mục đích kẻ vạch: để chỉ ra lối đi riêng (k đi vào vị trí của máy móc, tránh sự cố) hay cố định vị trí để thiết bị, máy móc. Lưu ý khi kẻ vạch: – Chiều rộng từ 5-10 cm (2-4 inch) – Màu sắc: nên màu vàng. – Chất liệu: Sơn hoặc băng dính. – Với nền phòng: nên dùng băng keo có độ dày 0.5-1 mm để kẻ vạch – Với mặt sàn bề tông: thời gian đầu dùng băng keo, sau một thời gian, khi đã chắc chắn ít có thay đổi thì dùng sơn để kẻ vạch. – Kẻ vạch cố định vị trí thiết bị, máy móc: Với thiết bị, máy móc đã cố định với nền xưởng: có thể không cần kẻ vạch Với thiết bị, máy móc có khả năng di động (Bàn, bệ thao tác, giỏ rác, bảng yết thị, pallet, xe nâng…): kẻ vạch sao cho thiết bị, máy móc lọt trong khu vực kẻ vạch. Một số hình ảnh và hướng dẫn kẻ vạch được trình bày trong các hình dưới:
Kẻ vạch lối đi: màu vàng, vạch rộng 5-10cm, độ rộng của lối đi phụ thuộc và các hoạt động đi lại tại nơi kẻ vạch (đi bộ/xe nâng/ xe kéo...) đảm bảo lối đi đủ rộng cho hoạt động đi lại, vận chuyển.

Kẻ vạch lối đi.

Kẻ vạch lối đi: màu vàng, vạch rộng 5-10cm, độ rộng của lối đi phụ thuộc và các hoạt động đi lại tại nơi kẻ vạch (đi bộ/xe nâng/ xe kéo…) đảm bảo lối đi đủ rộng cho hoạt động đi lại, vận chuyển.
Chiều rộng: từ 5-10 cm (2-4 inch) Với nền bê tông, có thể dùng sơn làm chất liệu kẻ vạch.

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Chiều rộng: từ 5-10 cm (2-4 inch) Với nền bê tông, có thể dùng sơn làm chất liệu kẻ vạch.
Màu sắc: Đa dạng, ví dụ: Vàng hoặc Trắng đen Để nhận biết, tránh va chạm, nên dùng vạch 2 màu (ví dụ sọc đen-trắng; sọc vàng-trắng)

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet)

Màu sắc: Đa dạng, ví dụ: Vàng hoặc Trắng đen Để nhận biết, tránh va chạm, nên dùng vạch 2 màu (ví dụ sọc đen-trắng; sọc vàng-trắng).
Kẻ vạch để quy định lối đi; với các chỗ rẽ, tránh kẻ vạch tạo góc vuông để dễ di chuyển, không va chạm khi rẽ trái, phải.

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Kẻ vạch để quy định lối đi; với các chỗ rẽ, tránh kẻ vạch tạo góc vuông để dễ di chuyển, không va chạm khi rẽ trái, phải.
23-5-1

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Kẻ vạch để cố định vị trí lưu giữ các máy (dù trong ca sản xuất, các máy này được di chuyển đi các khu vực khác để làm việc). Các vạch cố định vật có thể màu đen, trắng, vàng, hay kẻ sọc 2 màu…
23-6

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Khi cần kẻ vạch để quy định vị trí của máy, Nhớ ghi tên máy hay tên dụng cụ.
23-7

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Khi cần kẻ vạch để quy định vị trí để dụng cụ, có thể kẻ Vạch hình chữ L hay chữ T như ảnh.
23-8

Ảnh sưu tầm (nguồn: internet).

Vạch cũng có thể hình vuông – cho từng ô để máy, dụng cụ hay khu vực để xe máy. Trên các máy cũng nên có nhãn ghi tên của Tổ 5S hay tên của khu vực, để dễ dàng trả lại đúng vị trí (giống địa chỉ nhà). Việc kẻ vạch rất đơn giản, tốn ít chi phí với nguyên liệu dễ có (ví dụ: dùng băng dính) nhưng mang lại hiệu quả cao về quản lý trực quan, giúp nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời giảm thời gian tìm kiếm dụng cụ, công cụ.  

Văn phòng NSLC sưu tầm

Tin mới