Hỏi đáp

Trả lời
Đáp: OHSAS 18000 là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng từ sự kết hợp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia trong ngành. – Mục đích đích của hệ thống là đề kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn sức khỏe nghề nghiệp. – Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức thuộc các quy mô, loại hình, sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Trả lời
Đáp: Các tổ chức mong muốn: – Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của mình; – Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, – Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm; – Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình.
Trả lời

Đáp: Những lý do cần thực hiện OHSAS 18000 a. Các áp lực thị trường:

  • Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
  • Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,
  • Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.

Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:

  • Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn sức khỏe nghề nghiệp,
  • Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.

* Áp lực từ nhân viên:

  • Có được môi trường làm việc an toàn;
  • Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.
Trả lời

Đáp: Các lợi ích từ OHSAS 18000 như sau:

* Về mặt thị trường:

  • Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18000 như là một điều kiện bắt buộc,
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn sức khỏe nghề nghiệp,
  • Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,
  • Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

* Về mặt kinh tế:

  • Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội;
  • Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
  • Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

*Quản lý rủi ro:

  • Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
  • Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
  • Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

* Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

  • Được sự đảm bảo của bên thứ ba;
  • Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;
  • Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Trả lời

Đáp: Các bước thực hiện OHSAS 18000

  • Lãnh đạo cam kết;
  • Đánh giá và lập kế hoạch;
  • Thiết lập hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp và tài liệu;
  • Áp dụng hệ thống;
  • Đánh giá, cải tiến;
  • Chứng nhận.
Trả lời
Đáp: Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các nguy cơ về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.
Trả lời
Đáp: Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các nguy cơ về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các chi phí chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phí tư vấn và phí chứng nhận.
Trả lời
Đáp: Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện OHSAS 18000, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án.
Trả lời

Đáp: Mục tiêu của OHSAS 18001 là bảo vệ anh toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên các tổ chức và doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích cho những người phải làm việc trong môi trường dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng. Có thể là vì nhận thức, nhưng cũng có khả năng là vì không hướng ngay tới lợi ích của ông chủ doanh nghiệp nên ít được quan tâm. Áp dụng OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả doanh nghiệp: nhân viên được làm việc trong môi trường an toàn, doanh nghiệp không mất các chi phí do nhân viên bị thương tật, ốm đau, tai nạn vì môi trường làm việc không an toàn.

Áp dụng SA 8000 và OHSAS 18001 trước tiên là mất chi phí, có những lợi ích trước mắt và cả các lợi ích lâu dài như xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà nước v.v…

Trả lời
Đáp: Mục tiêu của OHSAS 18001 là bảo vệ anh toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên các tổ chức và doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích cho những người phải làm việc trong môi trường dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng. Có thể là vì nhận thức, nhưng cũng có khả năng là vì không hướng ngay tới lợi ích của ông chủ doanh nghiệp nên ít được quan tâm. Áp dụng OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả doanh nghiệp: nhân viên được làm việc trong môi trường an toàn, doanh nghiệp không mất các chi phí do nhân viên bị thương tật, ốm đau, tai nạn vì môi trường làm việc không an toàn.
Trả lời
Đáp: Áp dụng SA 8000 và OHSAS 18001 trước tiên là mất chi phí, có những lợi ích trước mắt và cả các lợi ích lâu dài như xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà nước v.v…
Trả lời

Đáp: HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa.

Hệ thống này được hình thành vào những năm 1960 bởi Công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, Công ty Pillsbury đã phát triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình chinh phục không gian. Dần dần HACCP được phát triển theo yêu cầu của thị trường và được áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo tin rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.

Trả lời

Đáp: Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm.

Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.

Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.

Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.

Trả lời

Đáp: Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.

Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.

Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.

Trả lời

Đáp: Tổ chức ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm sau:

ISO 22000: 2005 Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm);

ISO /TS 22003: 2007 Food safety management systems- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);

ISO/TS 22004:2005 Food safety management systems- Guidance on the application of ISO 22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005)

Trả lời

Đáp: ISO 22000 là hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cócấu trúc tương tự như ISO 9000 nhưng dựa trên nền tảng các nguyên tắc của HACCP. Khi tổ chức áp dụng thành công ISO 22000 có nghĩa là tổ chức đó đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP theo cấu trúc quản lý của ISO 9000. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000, cần thực hiện các công việc:

  • Tổ chức đào tạo để các cán bộ có liên quan hiểu rõ các yêu cầu của
  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2005;
  • Xác định các quá trình có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp cộng với các yêu cầu của ISO 22000);
  • Thiết lập bổ sung và/hoặc cải tiến các quá trình hiện tại theo các yêu cầu của ISO 22000;
  • Xây dựng một hệ thống văn bản, bao gồm: chính sách an toàn thực phẩm, các thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu, quy định… theo các qui định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát an toàn thực phẩm;
  • Triển khai thực hiện theo các quy định của hệ thống và tiến hành kiểm tra, giám sát; Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống;
  • Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.
Trả lời
ĐÁP: ISO 22000 là hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cócấu trúc tương tự như ISO 9000 nhưng dựa trên nền tảng các nguyên tắc của HACCP. Khi tổ chức áp dụng thành công ISO 22000 có nghĩa là tổ chức đó đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP theo cấu trúc quản lý của ISO 9000. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000, cần thực hiện các công việc: + Tổ chức đào tạo để các cán bộ có liên quan hiểu rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005. + Xác định các quá trình có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp cộng với các yêu cầu của ISO 22000). + Thiết lập bổ sung và/hoặc cải tiến các quá trình hiện tại theo các yêu cầu của ISO 22000. + Xây dựng một hệ thống văn bản, bao gồm: chính sách an toàn thực phẩm, các thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu, quy định… theo các qui định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát an toàn thực phẩm. + Triển khai thực hiện theo các quy định của hệ thống và tiến hành kiểm tra, giám sát; Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống. + Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống
Trả lời
Đáp: Cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. Đưa ra các yêu cầu chung liên quan đến điều kiện làm việc cho tất cả các ngành nghề và quốc gia Phối hợp với các tổ chức nhân quyền và lao động trên khắp thế giới. Khuyến khích sự hợp tác giữa giới chủ, công nhân và các tổ chức dân sự. Mang lại lợi ích cho cả hai cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng thông qua phương thức đôi bên cùng có lợi
Trả lời
Đáp: Khi xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000, tổ chức xây dựng căn cứ vào điều sau đây: – Quyền lao động trong công ước ILO (Tổ chức quốc tế về lao động) – Luật lao động của nước sở tại – Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc – Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
Trả lời

Đáp: SA 8000 đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về quyền lao động chủ yếu dựa vào các công ước quốc tế như công ước của Tố chức lao động quốc tế, Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Công ước về quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Cụ thể các yêu cầu chính của SA 8000 gồm 9 điều khoản:

1) Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi (dưới 14 tuổi đối với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và biện pháp khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc. 2) Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc về nợ và lao động khổ sai, tổ chức và các nhà thầu phụ, nhà gia công của tổ chức không được giữ tiền đặc cọc và giấy tờ tùy thân của người lao động. 3) An tòan và sức khỏe: cung cấp một môi trường làm việc an tòan và bảo đảm sức khỏe, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an tòan và bảo đảm sức khỏe, có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh, nước uống cho người lao động. 4) Quyền tự do hội họp và thỏa ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập công đoàn và gia nhập công đòan, không đe dọa, ngăn cản hội họp công đòan. 5) Sự phân biệt đối xử: không phân biệt đối xử với các lý do sắc tộc, đẳng cấp nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổ chức chính trị, tuổi tác, không quấy rối tình dục. 6) Kỷ luật: không dùng nhục hình, đàn áp về tinh thần, thể xác hoặc lăng mạ. 7) Giờ làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn 48giờ/ tuần. Làm 7 ngày được nghỉ 1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12 giờ/ tuần. 8) Đền bù: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các yêu cầu của Luật pháp và phải trang trải đủ những nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình; không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật. 9) Hệ thống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổ chức họp lãnh đạo định kỳ để xem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội, phải có người đại diện để quản lý hệ thống trách nhiệm xã hội, phải kiểm sóat các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng các điểm không phù hợp, lưu trữ hồ sơ.