Đáp: ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn được áp dụng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 4 tiêu chuẩn cơ bản là:
ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng ISO 9004:2009 Quản lý sự thành công bền vững của một tổ chức ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
Trong đó ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Đáp: Thời gian xây dựng và đánh giá chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng phụ thuộc vào:
Đáp: Hệ thống quản lý chất lượng chỉ được duy trì và thường xuyên cải tiến một cách hiệu quả khi người đứng đầu của tổ chức/doanh nghiệp am hiểu, quan tâm và sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát và nâng cao chất lượng.Để đảm bảo duy trì và cải tiến, cần thực hiện tốt ít nhất các vấn đề sau:
Tổ chức tốt các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng để phát hiện những bất cập và những vấn đề cần cải tiến trong hệ thống;
Các lỗi phát hiện qua đánh giá nội bộ; trong quá trình giám sát, điều hành công việc; phản hồi từ khách hàng … cần được thực hiện theo đúng nguyên lý của khắc phục – phòng ngừa nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa lỗi tiếp tục xảy ra;
Khi có cán bộ, nhân viên mới tuyển dụng hoặc bố trí công việc mới cần chú ý đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của hệ thống quản lý chất lượng;
Hệ thống văn bản cần được điều chỉnh, cải tiến một cách kịp thời. Nếu sau 2 năm mà không thấy có yêu cầu điều chỉnh, cải tiến một tài liệu nào đó thì cần xem xét hoặc tài liệu đó không được thực hiện nghiêm túc hoặc không thực sự cần thiết;
Cuộc xem xét của lãnh đạo về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng hàng năm cần xác định rõ mức độ hiệu lực của hệ thống và các công việc cần thực hiện để cải tiến hệ thống;
Nên bổ sung các hoạt động định kỳ của hệ thống quản lý chất lượng như đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài của tổ chức chứng nhận, cuộc họp xem xét của lãnh đạo… vào kế hoạch chung của tổ chức/doanh nghiệp để không quên thực hiện các yêu cầu này
Đáp: Nếu không áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, sẽ có những đề môi trường từ bên ngoài tác động lên hoạt động của tổ chức. Một hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ giúp doanh nghiệp:
Đáp: Để đạt được chứng nhận ISO 14001 trong quá trình đánh giá chứng nhận, công ty bạn không được vi phạm điểm không phù hợp nghiêm trọng (không làm theo các yêu cầu của ISO 14001 hoặc làm không đúng yêu cầu làm ảnh hướng đến hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp mình) và có một điểm không phù hợp nhỏ (không làm đúng yêu cầu nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp mình):
Đáp: Các bước áp dụng ISO 14000 Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án. – Thành lập ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR) – Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001 – Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER) – Lập kế hoạch hành động – Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty – Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan – Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường – Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo – Xây dựng chương trình quản lý môi trường. – Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống – Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản – Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường – Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường – Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả – Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường – Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường
Bước 4: Đánh giá và Xem xét – Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty – Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo – Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 – Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục
Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống – To chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống – Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận – Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức
– Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp
– Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
– Thực hiện đánh giá nội bộ – Thực hiện các hành động khắc phục. – Thực hiện đánh giá giám sát. – Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo. – Không ngừng cải tiến.