Hiệu quả của việc hợp tác giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng

Những nhà cung cấp luôn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hay bất kỳ một loại hình kinh doanh nào. Không kể tới những ngành công nghiệp sản xuất, nhà cung cấp sẽ có vai trò sống còn cho sự thành bại của mỗi công ty. Do đó, mối quan hệ giữa người bán-người mua cần được quan tâm một cách hợp lý.

Sự hợp tác giữa các nguồn cung được coi là những nỗ lực của cả khách hàng lẫn người bán để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến với người tiêu dùng. Sự hợp tác này mang đến nhiều lợi ích cho cả đôi bên, trong đó bao gồm giảm chi phí, sắp xếp quy trình phù hợp, giảm thiểu lỗi gặp phải trong quy trình và trong sản phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Thay vì chỉ đơn giản là mua-bán hàng hóa giữa hai bên, những nhà cung cấp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh khác, chỉ ra những đơn vị hợp tác với mình để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng tính cạnh tranh với những đối thủ lớn.

Làm thế nào để có được sự hợp tác hiệu quả giữa nguồn cung và người sử dụng?

Các nguồn cung thường có nhiều dạng và các mức độ khách nhau. Sự mở rộng hợp tác với những nguồn cung và khách hàng thường phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của hai bên.

Ở một mức độ thấp hơn, sự hợp tác có thể đơn giản chỉ là gửi email hoặc gặp mặt đối tác thông thường. Tuy nhiên, ngày nay với nhịp độ thị trường rất cao và nhiều yêu cầu mới, sự hợp tác đòi hỏi đôi bên phải chia sẻ dữ liệu, năng lực, kỹ năng, thông tin và kể cả những rủi ro có thể gặp phải.

Hợp tác có hiệu quả yêu cầu sự tin tưởng cao độ giữa hai bên. Nhiều công ty cần phải thay đổi cả văn hóa làm việc và thói quen kinh doanh cũng chỉ để mang đến thành công trong công việc.

Có nhiều yếu tố mang đến thành công trong hợp tác với các nhà cung cấp, trong số đó phải kể đến sự minh bạch và giao tiếp cởi mở.

Các bước để cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp.

  • Áp dụng tư duy đôi bên cùng có lợi (win-win): Thông thường, những phương pháp được sử dụng chủ yếu nhằm mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nhất có thể. Tuy nhiên, những cách này thường chỉ có lợi cho các công ty bên mua hàng; nói cách khác thì chỉ một bên có lợi trong trường hợp này, bên còn lại sẽ phải chịu lỗ. Sự hợp tác đích thực sẽ phải mang đến lợi ích cho cả đôi bên, có như vậy mối quan hệ mới bền vững và phát triển được lâu dài.
  • Cải thiện khả năng chuỗi cung ứng: Điều quan trọng trong hợp tác với nhà cung cấp là khả năng truy được nguồn gốc của hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp công ty bên mua có cái nhìn tổng quan về nguồn cung của mình, giúp họ yên tâm hơn về sản phẩm và từ đó cải thiện mối quan hệ của cả 2 bên.
  • Sử dụng và phân tích dữ liệu: Trong những sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, thông tin là quan trọng nhất. Dữ liệu có thể được sử dụng để phân tích và tìm ra những mặt tốt hay những mặt hạn chế của chuỗi cung ứng. Điều này giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà chuỗi cung ứng đó đem lại.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới