Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 tại Việt Nam

ISO 22000 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, có cấu trúc tương tự như ISO 9001:2000 và được dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc HACCP & các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng, rất thuận tiện cho việc tích hợp với hệ thống ISO 9001:2000. ISO 22000:2005 được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung cấp thực phẩm: Cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm, chế biến, sản xuất hay dịch vụ về thực phẩm Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Mục đích của Tiêu chuẩn Quốc tế này nhằm cung cấp một cách tiếp cận thực tế để đảm bảo làm giảm hoặc loại trừ các mối nguy an toàn thực phẩm và cung cấp các biện pháp bảo vệ khách hàng.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 220000 Các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ có được các lợi ích: Các lợi ích trong thị trường: Khách hàng có được sự tin tưởng thông qua việc tổ chức chứng minh được sự thực hiện và duy trì hệ thống. Khi các tổ chức bên trong chuỗi cung ứng chấp nhận làm theo ISO 22000 hay trỏ thành đối tượng để khách hàng kiểm soát trong chuỗi cung ứng, thị truongf đạt được sự đảm bảo rằng không có liên kết yếu trong huỗi thực phẩm. Các lợi ích cho tổ chức sản xuất thực phẩm: Tổ chức có được sự tự tin rằng mình đang làm đúng để kiểm soát cung cấp trên khắp các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Hệ thống được hoạch định tốt, được giám sát, đánh giá (nội bộ và bên ngoài, và đo lường, và được cung cấp các phản hồi một cách kịp thời để các nhà quản lý ra quyết định. ISO 22000 vượt xa hơn các yêu cầu về quản lý: ISO 22000 bao gồm – nhưng không vượt xa hơn – các chương trình HACCP đã có. Các chương trình HACCP là tuyệt hảo và làm việc rất tốt để ngăn ngừa các vấn đề an toàn thực phẩm, nhưng không được hỗ trợ bởi một cách tiếp cận theo hệ thống bao quát bao gồm nhiều yếu tố trích ra từ ISO 9001. Theo kết quả khảo sát 2014 của tổ chức ISO (ISO Survey of Certification 2014), tính đến cuối tháng 12/2014, có ít nhất 62.573 chứng chỉ ISO 22000 đã được cấp ở 89 quốc gia và nền kinh tế (trong đó, 70% chứng chỉ được cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc).

Về mặt số lượng, số chứng chỉ được cấp năm 2014 cao hơn so với năm 2012 và 2013; khoảng 14257 chứng được cấp năm 2014 so với lần lượt 12562, 11085 chứng chỉ được cấp năm 2012 và 2013. Về mức độ tăng trường, mức độ tăng trưởng năm 2014 bằng năm năm 2013 và thấp hơn năm 2012 với mức độ tăng trưởng lần lượt là 13%, 13% và 24% của năm 2014, 2013 và 2012. Cũng theo kết quả khảo sát, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ là 4 quốc gia đã được cấp chứng chỉ ISO 22000 nhiều nhất với tổng số chứng chỉ đã cấp lần lượt 43813, 9267, 8251, 7036 chứng chỉ. Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan là 3 quốc gia đã được cấp chứng chỉ ISO 22000 nhiều nhất với tổng số chứng chỉ đã cấp lần lượt 43813, 4147, 4732 chứng chỉ.

fghfTại Việt Nam, Việt Nam đã được cấp 1493 chứng chỉ ISO 22000. Theo kết quả khảo sát này, năm 2014, Việt Nam được cấp 243 chứng chỉ ISO 22000, ít hơn so với năm 2012 và 2013 lần lượt là 68 và 72 chứng chỉ.

abc

So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000, tổng số chứng chỉ đã được cấp Việt Nam kém Indonexia và Maylayxia không đáng kể, nhỉnh hơn Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác. Như vậy, tại khu vực Đông Nam Á, In đô nê xi a chính là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng ISO 22000.

Tin mới