ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng.
ISO 9001 đã được công bố lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 (ISO 9001:2015). Phiên bản này thay thế phiê bản ISO 9001:2008, với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức ISO kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm.
ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Năm 2015, tổ chức ISO quốc tế đã thực hiện khảo sát hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trên thế giới. kết quả cho thấy, đã có 1034180 chứng chỉ ISO 9001 được cấp, trong đó có 1029990 chứng chỉ ISO 9001:2008 và 4190 chứng chỉ ISO 9001: 2015. Số chứng chỉ này được cấp cho 842089 tổ chức.
Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế
Theo kết quả khảo sát, các nước áp dụng ISO 9001 nhiều nhất là Ý, Pháp, Trung Quốc, Nhật, đây là nhóm có trên 50.000 chứng chỉ. Nhóm có từ 10.000 – 50.000 chứng chỉ gồm 12 nước: Tây ban Nha, Anh, Mỹ , Ấn Độ, Đức, Co-lôm-bi-a, Ma rốc, Úc, Ca na đa, Braxin, Malaixia, Cộng hòa Séc. Trong nhóm này có một đại diện của Đông Nam Á là Malaixia. Nhóm có trên 1000 chứng chỉ gồm 44 nước, trong đó Việt Nam đứng giữa nhóm này, với 2700 chứng chỉ ISO 9001. Nhóm có dưới 1000 chứng chỉ gồm 135 nước, với số chứng chỉ dao động từ 1 đến 963 chứng chỉ.
Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế
Theo kết quả khảo sát, các ngành có nhiều chứng chỉ ISO 9000 là ngành sản xuất sản phẩm kim loại, xây dựng, sản xuất Thiết bị điện tử và quang học; (nhóm trên 1 triệu chứng chỉ). Các nhóm ngành sản xuất máy và thiết bị, sản xuất cao su, Nhựa, Hóa chất, chế biến thực phẩm và đồ uống thuộc, Dệt may, Giấy nhóm 2 (từ 100.000 đến 1 triệu chứng chỉ). Các ngành khác có số chứng chỉ ít hơn.
Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 45 trong tổng số 192 nước quan tâm áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 9001.
Sở dĩ có hơn 3 triệu tổ chức đăng ký tuân thủ hệ thống quản lý ISO 9001 do ISO 9001 mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:
- Minh chứng cam kết của tổ chức doanh nghiệp về chất lượng và sự hài lòng của khách hang.
- Đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức doanh nghiệp thực sự đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu về luật pháp và luật định áp dung.
- Là chuẩn mực cho phép tổ chức doanh nghiệp đo lường được sự tiến bộ hướng tới việc cải tiến liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp
Văn phòng NSCL tổng hợp