Hiện trạng áp dụng ISO 22000 trên thế giới

Các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Vì ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm). Năm 2015, tổ chức ISO quốc tế đã thực hiện khảo sát hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 trên thế giới. kết quả cho thấy, đã có 32061 chứng chỉ ISO 22001:2005 được cấp. Số chứng chỉ này được cấp cho 23025 tổ chức.
Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế

Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế

Theo kết quả khảo sát, các nước áp dụng ISO 22000 nhiều nhất là Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Ý, Hy Lạp, đây là nhóm có trên 1.000 chứng chỉ. Nhóm có từ 100 – 1.000 chứng chỉ gồm 38 nước, Tây Ban Nha, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia…trong đó có bốn đại diện của Đông Nam Á là Indonexia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam, với 395 chứng chỉ cấp cho 293 tổ chức, đứng thứ 19 trong tổng số 192 nước. Khảo sát cũng cho thấy số lượng chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tăng từ 5000 chứng chỉ năm 2007 lên 32061 năm 2015.
Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế

Nguồn: số liệu khảo sát của tổ chức ISO quốc tế

Xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với Doanh nghiệp thực phẩm đang trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý. Việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích như: Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS, Giảm chi phí bán hàng, Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng, Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng, Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14001). Ngoài ra, ISO 22000 còn mang lại các lợi ích như:
  • Tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng.
  • Tăng tính minh bạch.
  • Tổ chức sản xuất tốt hơn.
  • Tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi
  • Nâng cao động lực làm việc của đội ngũ nhân viên bằng cách chú trọng vào thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.
  • Là dấu hiệu cho thấy việc chủ động hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới