ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) nó đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức với mục đích giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996. Phiên bản ISO 14001: 1996 hết hạn vào 05/2006. Bộ tiệu chuẩn TCVN ISO 14001: 2010 (ISO 14001/Cor.1: 2009) hiện hành thay thế cho tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004).
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được công bố và áp dụng từ ngày 15/09/2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004.
Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loạị hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm. Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến HTQLMT của mình.
Năm 2015, tổ chức ISO quốc tế đã thực hiện khảo sát hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 trên thế giới. kết quả cho thấy, đã có 319496 chứng chỉ ISO 14001 được cấp, trong đó có 318549 chứng chỉ ISO 14001:2004 và 947 chứng chỉ ISO 14001: 2015. Số chứng chỉ này được cấp cho 237890 tổ chức.
Theo kết quả khảo sát, các nước áp dụng ISO 14001 nhiều nhất là Nhật, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh, đây là nhóm có trên 17000 chứng chỉ. Nhóm có trên 5000 chứng chỉ gồm Mỹ, Thụy Điển và Úc. Nhóm có trên 1000 chứng chỉ gồm 26 nước, trong đó Việt Nam đứng cuối cùng trong nhóm này. Nhóm có dưới 1000 chứng chỉ gồm 132 nước, với số chứng chỉ dao động từ 1 đến 994 chứng chỉ.
Theo kết quả khảo sát, các ngành có nhiều chứng chỉ ISO 14000 là ngành xây dựng, sản xuất Thiết bị điện tử và quang học; sản xuất sản phẩm kim loại (nhóm trên 20.000 chứng chỉ). Các nhóm ngành Cao su, Nhựa, Hóa chất thuộc nhóm 2 (từ 10.000 đến 20.000 chứng chỉ). Các ngành Dệt may, xi măng, giấy và bột giấy, khai khoáng… thuộc nhóm 3 (từ 1000 đến 10.000 chứng chỉ).
Như vậy, có thể đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 38 trong tổng số 192 nước quan tâm áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Trong đó, các ngành công nghiệp nên quan tâm tới áp dụng ISO 140001 tại Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới là ngành xây dựng, sản xuất Thiết bị điện tử và quang học; sản xuất sản phẩm kim loại, Cao su, Nhựa, Hóa chất, Dệt may, xi măng, giấy và bột giấy, khai khoáng.
Lợi ích mà ISO 140001 mang lại cho các doanh nghiệp:
- Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
- Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
- Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
- Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
- Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.
Văn phòng NSCL tổng hợp