Ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Đặc điểm của ngành là đa dạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế. Sản phẩm của ngành Hóa chất đa dạng như: Phân bón, Hóa chất bảo vệ thực vật, hóa dầu, hóa chất cơ bản, cao su, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo…
Về đổi mới công nghệ, tính đến năm 2012, một số nhà máy mới được trang bị những thiết bị công nghệ nhập khẩu hiện đại, theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế như nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu, axits sufuric, axit photsphoric, DAP, xut-clo… Do vậy, chất lượng sản phẩm cũng đạt tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Ngành hóa chất được dự báo còn duy trì giai đoạn tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm tới. Tốc độ trung bình năm 2015-2018 được ước tính đạt khoảng 17,5%/năm.
Theo khảo sát sơ bộ, các Doanh nghiệp ngành Hóa chất hiện nay đang áp dụng nhiều Hệ thống quản lý như: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001, Hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm ISO 17025, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 và một số công cụ NSCL như: 5S, Kaizen, QCC, GMP.
Theo kêt quả khảo sát về năng suất, chất lượng năm 2015, 74% doanh nghiệp hóa chất trong số các doanh nghiệp phản hồi có ít nhất một chứng chỉ áp dụng HTQL. Trong ngành Hóa chất, phổ biến nhất là HTQL ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường). Thứ tự phổ biến tiếp theo là ISO 17025 (Hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm), OHSAS 18001 (hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp),… Một số DN Hóa chất thuộc tiểu ngành Hóa dược (mỹ phẩm, xà phòng) có chứng chỉ GMP.
Tỷ lệ doanh nghiệp có chứng chỉ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế tại các doanh nghiệp Hóa chất:
Tỷ lệ DN ngành hóa chất có chứng chỉ về các HTQL so với số DN phản hồi khảo sát
Theo kết quả khảo sát, nhóm DN Nhà nước là nhóm có tỷ lệ chứng chỉ ISO 9001 đứng đầu. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu có có mối liên quan đáng kế với hiện trạng các DN có chứng chỉ HTQL. cho thấy các DN quy mô lớn là nhóm DN có khả năng triển khai các HTQL dễ dàng hơn so với 2 nhóm DN vừa và nhỏ. Trong trường hợp có các tác động từ bên ngoài như yêu cầu của khách hàng, luật pháp hay khuyến khích của Nhà nước, nhóm DN quy mô lớn là nhóm hứa hẹn mang lại kết quả nhiều DN có chứng chỉ HTQL.
Do đó, các nhóm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu là các nhóm doanh nghiệp tích cực áp dụng các Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
Văn phòng NSCL
Nguồn: Báo cáo khảo sát năng suất, chất lượng của công ty CP Tư vấn EPRO năm 2015.