Hiện trạng áp dụng các công cụ năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp Dệt may

Trong những năm gần đây, ngành Dệt may là một trong những ngành có đóng góp hàng đầu vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2011, dệt – may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất cả nước về quy mô và tầm vóc với doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 14 tỷ USD, chiếm 14,54% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt – may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Dệt may liên tục phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, do đó, việc áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng được các doanh nghiệp Dệt may rất quan tâm. Theo kêt quả khảo sát chi tiết về năng suất, chất lượng năm 2016, các doanh nghiệp Dệt may có tỷ lệ áp dụng các công cụ Năng suất chất lượng (như 5S, nhiều hơn so với tỷ lệ áp dụng các Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế (như ISO 9001, ISO 14001…), Mô hình tiên tiến hay áp dụng các giải pháp đổi mới công nghệ. Hiện trạng áp dụng các Hệ thống quản lý, Công cụ, Mô hình tiên tiến, đổi mới công nghệ của các DN Dệt may được trình bày trong Hình sau:  
5S là công cụ được áp dụng phổ biến nhất

5S là công cụ được áp dụng phổ biến nhất

 
Tỷ lệ các DN áp dụng các Công cụ NSCL trong ngành Dệt may

Tỷ lệ các DN áp dụng các Công cụ NSCL trong ngành Dệt may

Kết quả khảo sát cho thấy, 55% DN Dệt may có áp dụng ít nhất một công cụ nâng cao năng suất, chất lượng. Hình trên cho thấy các công cụ NSCL được áp dụng theo thứ tự phổ biến lần lượt là 5S, Quản lý tinh gọn (LEAN), Kaizen, Sản xuất sạch hơn (CP), Chỉ số đánh giá KPI, QCC… Trong đó, 5S là công cụ có tỷ lệ áp dụng cao nhất (55% số phiếu phản hồi). Doanh nghiệp Dệt may áp dụng nhiều loại công cụ Hình trên cho thấy doanh nghiệp Dệt may áp dụng nhiều loại công cụ khác nhau, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Trong đó về mức độ phổ biến, có thể chia thành 3 nhóm: nhóm được áp dụng nhiều nhất là 5S, nhóm được áp dụng đứng thứ 2 là các công cụ Quản lý tinh gọn (LEAN), Kaizen, sản xuất sạch hơn, chỉ số đánh giá KPI, nhóm kiểm soát chất lượng QCC, Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM; nhóm được áp dụng thứ 3 (dưới 10% số phiếu phản hồi) là các công cụ thực hành sản xuất tốt (GMP), kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC), 6 sigma, quản lý dòng nguyên vật liệu (MFCA).

Văn phòng NSCL

Nguồn: Báo cáo khảo sát năng suất, chất lượng của công ty CP Tư vấn EPRO năm 2016

Tin mới