Hệ thống xử lý hình ảnh trực quan: Công cụ tốt để kiểm soát chất lượng

Hệ thống xử lý hình ảnh trực quan (Machine Vision System – MVS) là một công cụ tự động hóa có vai trò thu thập và phân tích các hình ảnh được cập nhật liên tục để điều phối hoạt động sản xuất (như điều khiển robot, đánh giá quy trình và thực hiện cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng có nhiều ưu thế đặc trưng để trở thành một công cụ kiểm soát chất lượng.

MVS có thể chụp lại hình ảnh của từng sản phẩm và dựa trên một mẫu chuẩn cho trước, hệ thống sẽ tính toán tỉ lệ sai lệch về màu sắc, kích thước và so với các mẫu đó để phân tích. Nếu tỉ lệ sai lệch vượt quá mức độ cho phép, sản phẩm sẽ bị coi như không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đối với các sản phẩm này, hệ thống cũng cung cấp cho nhân viên kiểm soát lý do sản phẩm không đạt để có thể điều chỉnh trong quá trình sản xuất.

Thông qua cơ chế trên, MVS đã thể hiện ra nhiều ưu điểm đối với việc kiểm soát chất lượng sản phẩm: Tốc độ kiểm tra sản phẩm nhanh, đưa ra các kết quả chính xác và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như con người; Có khả năng thống kê lỗi của sản phẩm giúp điều chỉnh các công đoạn trong quá trình sản xuất; Có thể kết hợp với hệ thống phân loại tự động giúp loại bỏ các sản phẩm lỗi mà không cần con người; Nâng cao năng suất lao đông, giảm thiểu nhân công cho công đoạn kiểm tra sản phẩm, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất.

Công nghệ MVS hiện này đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, điển hình như:

  • Ngành in ấn: Với các sản phẩm nhãn và bao bì in thì độ chính xác của màu sắc, ký tự, hình ảnh là yêu cầu bắt buộc. Hệ thống kiểm soát chất lượng bằng hình ảnh hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu này.
  • Ngành nhựa: Trong quá trình đúc nhựa, việc tồn tại các ba via trên sản phẩm thường xuyên xảy ra do các lỗi trong quá trình đúc và lắp đặt khuôn. Với hệ thống kiểm soát bằng hình ảnh, những sản phẩm có ba via sẽ được tự động phân loại và loại bỏ. Mặt khác, Các sản phẩm có yêu cầu về độ phẳng trong quá trình sản xuất, việc sử dụng hình ảnh để kiểm soát chất lượng sản phẩm là hoàn toàn khả thi.
  • Ngành thực phẩm, đồ uống: Với các hệ thống sản xuất bia, nước giải khát thì việc có một vài nhân viên luôn ngồi để kiểm tra dị vật trong chai là bắt buộc. Khi sử dụng hệ thống kiểm tra bằng hình ảnh, sẽ không cần có công việc này.
  • Ngành cơ khí chính xác: Trong lĩnh vực cơ khí đã có nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ hình ảnh để kiểm tra các biên dạng của chi tiết sau quá trình gia công.
  • Ngành điện tử: Trong lĩnh vực điện tử việc kiểm tra bảng mạch bằng hình ảnh đã được đưa vào áp dụng từ rất lâu, hệ thống kiểm tra này giúp ngăn ngừa những bảng mạch bị lỗi hoặc thiếu linh kiện.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới