Công ty Cổ phần Kinh doanh Xanh Việt được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động ngày 18/08/2014. Ngay từ khi mới thành lập, nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, Công ty đã triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống GMP (Good Management Practice) – Tổ chức thực hành tốt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Vậy GMP là gì? GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của “Good Manufacturing Practice” – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, v.v…, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.
Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này. GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960, được các nhà quản lý dược phẩm và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển áp dụng. Năm 1996, các nước thuộc khu vực ASEAN ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP – ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế.
Tại Việt Nam Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của GMP áp dụng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm. Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QĐ-BYT Quy định các cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP như cơ sở sản xuất thuốc tân dược. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó yêu cầu áp dụng
GMP trong sản xuất thực phẩm và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất:
• Nhân sự • Nguyên vật liệu • Máy móc thiết bị • Thao tác của công nhân • Môi trường • Giải quyết khiếu nại của khách hàng • Thu hồi sản phẩm sai lỗi
Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Áp dụng GMP tại Xanh Việt
Như đã nói ở trên, ngay từ khi thành lập, Công ty CPKD Xanh Việt đã chú trọng vào việc xây dựng và áp dụng Hệ thống GMP. Thuận lợi lớn nhất đối với doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng hệ thống GMP đó là có đầy đủ tài liệu và được sự tư vấn, hướng dẫn của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
Dưới đây là các bước triển khai áp dụng Hệ thống GMP tại Xanh Việt: 1. Tập hợp các tài liệu cần thiết:
• Các quy định của pháp luật hiện hành • Các nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật • Các yêu cầu, phản hồi của khách hàng • Các khoa học kỹ thuật mới • Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp • Các kết quả nghiên cứu/thử nghiệm mẫu
2. Xác định phạm vi áp dụng GMP: Toàn bộ phân xưởng sản xuất
3. Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách: Chia thành tổ công nhân, mỗi tổ có một tổ trưởng để quản lý, duy trì và kiểm tra quá trình lao động sản xuất của công nhân.
4. Thiết lập các thủ tục, tiêu chuẩn cho từng công đoạn: Các thủ tục, tiêu chuẩn được quy định của cục vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi cục ATVS Thực phẩm xác nhận công bố phù hợp quy đinh an toàn thực phẩm của Công ty CPKD Xanh Việt
5. Huấn luyện công nhân: Tập huấn công nhân trước khi vào làm việc chính thức. Mỗi tháng tổ chức 1 đợt kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thao tác thực hiện của công nhân.
6. Chỉnh sửa, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng: Chỉnh sửa, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng trong trường hợp phát hiện sự không phù hợp, cần cải tiến, thay đổi
7. Áp dụng thử, thẩm tra: Tiến hành áp dụng Hệ thống GMP ở từng khâu.