Giới thiệu Biểu đồ Pareto – Cách vẽ và áp dụng (Phần 2)

Phần 2: Cách áp dụng

Trong quản lý sản xuất, sau khi đã vẽ được biểu đồ Pareto, người quản lý sẽ sử dụng biểu đồ này với 3 mục tiêu chính: Nắm bắt các lỗi đang phát sinh, Phát hiện nguyên nhân gây sản phẩm lỗi, Xác nhận hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp

  • Nắm bắt các lỗi đang phát sinh: Thông thường, sau khi đã có biểu đồ Pareto, nên chọn các vấn đề có số thứ tự từ 1 đến 3 để ưu tiên giải quyết trước. Như vậy có thể đạt được mục tiêu và hiệu quả công việc với nguồn lực hiệu quả. Tức là ưu tiên tìm hiểu và giải quyết 3 lỗi đầu tiên trong biểu đồ Pareto trước. Còn đối với những lỗi ở vị trí thấp trong biểu đồ Pareto, nếu thấy có thể dễ dàng giải quyết và mang lại hiệu quả thì cũng có thể đưa vấn đề ra giải quyết.
  • Phát hiện nguyên nhân gây sản phẩm lỗi: Khi phân tích biểu đồ Pareto, nên chọn lỗi có ảnh hưởng lớn nhất làm mục tiêu để cải thiện. Tiến hành lập bằng biểu đồ nhân quả để điều tra toàn bộ các nguyên nhân gây ra lỗi lớn nhất trong biểu đồ Pareto. Ngoài ra, để phát hiện nguyên nhân, mỗi tháng cần lập biểu đồ Pareto, nhìn khuynh hướng thay đổi, so sánh biểu đồ, và tiến hành nắm bắt nguyên nhân.
  • Xác nhận hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp: Hàng tháng hoặc hàng quý, cán bộ quản lý so sánh hai biểu đồ Pareto trước và sau khi thực hiện giải pháp (đối sách). Độ lệch về chiều cao của biểu đồ Pareto là hiệu quả sau giải pháp. Nhờ hai biểu đồ Pareto được vẽ trước và sau khi có giải pháp, sẽ hiểu được hiệu quả của giải pháp đã giảm được bao nhiêu % so với tổng số lỗi.

Các lưu ý khi so sánh hai biểu đồ Pareto:

  • Chọn cùng kỳ hạn để tóm tắt vào biểu đồ Pareto
  • Phải tóm tắt cả những biến động theo mùa
  • Suy nghĩ thật kỹ đến hiệu quả do những yếu tố ngoài giải pháp.
  • Nguyên nhân chính của vấn đề được xác định là cột cao nhất trong biểu đồ Pareto, sau đó đến các nguyên nhân thứ 2, 3,… tương ứng với độ cao của cột tiếp theo.
  • Sau quá trình thực hiện các biện pháp loại bỏ lỗi/khuyết tật và cải tiến, đường cong Pareto “mới” được vẽ trên cùng một biểu đồ với đường Pareto “gốc”. Điều này giúp chỉ ra những tác động của sự thay đổi.
  • Số liệu thu thập của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau nhưng lại đến từ các địa điểm, thiết bị,… khác nhau phải được thể hiện trong các biểu đồ Pareto sát cạnh nhau. Đối với đơn vị đo lường của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau, ví dụ: tần suất, giá cả,… phải được sắp xếp lần lượt.
Nguyên tắc 80:20 được Vilfredo Pareto (1848-1923) – nhà kinh tế học người Ý – khám phá ra năm 1897. Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20, Giáo sư người Mỹ Joseph Juran đã tiếp tục ứng dụng và khám phá nguyên tắc 80:20 này trong cuộc đi tìm chất lượng cao cho sản phẩm. Ông đã gọi khám phá của mình là “Nguyên tắc Pareto” (hay còn gọi là nguyên tắc 80:20)
  • 80% lỗi/khuyết tật do 20% nguyên nhân có thể gây ra
  • 80% ngân sách chi cho thiết bị đến từ 20% mặt hàng
  • 80% lợi nhuận đến từ 20% khách hàng
  • 80% phàn nàn từ 20% sự phục vụ của tổ chức
  • 80% thời gian của y tá dành cho 20% bệnh nhân
  • 80% những quyết định đưa ra trong buổi họp đến từ 20% của thời gian họp
  • 80% cải tiến đến từ 20% nhân viên..

Văn phòng NSCL

Tin mới