Năng suất hiểu đơn giản là mối quan hệ giữa Đầu ra và Đầu vào. Đầu ra của các bộ phận trong nhà máy có thể là số mét vải được kiểm tra trong khâu kiểm tra vải, các mảnh cắt trong khâu cắt, số lượng quần áo được ủi ở bộ phận ủi. Đầu vào có thể là số giờ lao động, số giờ máy hoạt động, số mét vải được tiêu dùng, lượng điện tiêu thụ. Bài viết này sẽ đưa ra một số nguyên nhân gây mất mát năng suất và những việc nên làm, việc không nên làm để tăng năng suất.
Năng suất được tính theo công thức sau đây:
Năng suất = Đầu ra/đầu vào
Năng suất chủ yếu dựa vào đầu ra dự kiến/hoạt động may là 25 chiếc Jeans mỗi ca và năng suất của người vận hành là 20/25 = 80%. Cách diễn đạt này được gọi là “hiệu quả sản xuất”.
Năng suất một phần là tỷ lệ đầu ra cho một loại đầu vào. Năng suất lao động có nghĩa là tỷ lệ đầu ra đối với đầu vào lao động, và được gọi là đo lường một phần. Tương tự như vậy, các công cụ năng suất nguyên liệu (tỷ lệ tổng đầu ra đối với đầu vào nguyên liệu) và các công cụ sản xuất máy (tỷ lệ đầu ra đối với đầu vào máy) chính là năng suất một phần. Tổng năng suất chỉ tỷ lệ của tổng đầu ra cho tổng của tất cả các yếu tố đầu vào. Đây là một loại mức độ cao hơn để đánh giá năng suất kết hợp nhiều phép đo năng suất một phần.
Các nhà sản xuất hàng may mặc trên phạm vi quốc tế thích sử dụng các phép đo năng suất một phần như năng suất lao động hoặc năng suất máy móc. Điều này dễ dàng hơn nhiều để đánh giá hiệu quả của nhà máy hoặc để lên kế hoạch cải tiến sâu hơn.
Theo tác giả của cuốn sách “Giới thiệu về quản lý sản xuất quần áo” của A.J Chuter. Đối với một số khoảng thời gian trong quá trình chuyển đổi công việc, người vận hành có thể không có khả năng thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả do nhiều lý do khác nhau như trì hoãn máy, chờ công việc, sửa chữa hoặc thực hiện một hoạt động mà không được đào tạo đầy đủ…Thời gian này được gọi là “ngoài khuyến khích” hoặc “ngoài thời gian tiêu chuẩn”. Mức hiệu suất của người vận hành giảm trong thời gian ngoài khuyến khích.
Các yếu tố gây ra mất mát về năng suất
Tốc độ thay thế công nhân hàng năm |
24% |
Sự vắng mặt của công nhân |
10% |
Hiệu quả phương pháp |
90% |
Hiệu suất trung bình của nhà máy |
90% |
Công việc sữa chữa được giao cho người vận hành máy |
10% |
Từ chối |
2% |
Máy trễ lý tưởng |
1% |
Máy móc làm chậm công việc khác |
4% |
Công việc không được đo đạc |
20% |
Sữa chữa khác |
2% |
Thời gian chờ |
1% |
Mất mát về cân bằng |
5% |
Nghiên cứu công việc |
1% |
Nguồn: “Giới thiệu về quản lý sản xuất hàng may mặc” – A.J. Chuter.
Để nâng cao năng suất, hãy thực hiện Những việc nên làm (Do’s) và những việc không nên làm (Don’t) do Giáo sư Rajesh Bheda của GMT, NIFT, New Delhi đề xuất.
Việc nên làm:
- Các nhà sản xuất hàng may mặc phải bắt đầu đo năng suất trên cơ sở liên tục.
- Năng suất phải được đo ở nhiều cấp độ khác nhau từ cấp người vận hành/máy móc lên cấp nhà máy.
- Đo năng suất vật lý cũng như các giá trị của tất cả các đầu vào định lượng.
- Giám sát năng suất để theo dõi sự cải tiến qua một khoảng thời gian.
- Không chấp nhận phàn nàn của công nhân mà không có bằng chứng rõ ràng về cải thiện năng suất.
Việc không nên làm:
- Bỏ qua việc đo lường năng suất bởi cho đây là công việc giấy tờ không cần thiết.
- Cho rằng nhân viên đã hiểu tầm quan trọng thực sự của năng suất và số lượng cải tiến năng suất có thể bổ sung cho tổ chức.
- Để mặc các sáng kiến nâng cao năng suất khiến nhân viên nghĩ rằng điều đó là thông thường.
- Lãnh đạo cần cho thấy cam kết đối với cải tiến năng suất, hướng dẫn nhóm và không thể trốn trách nhiệm dẫn dắt các nhóm.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: textilelearner.blogspot.com