Giải pháp tăng năng suất công ty may mặc tại Thái Bình

Cùng với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của đội ngũ cán bộ quản lý, và công nhân, nhiều doanh nghiệp may mặc còn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, cải tiến công nghệ, tích cực góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các giải pháp tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái – Vitexco

Để tăng năng suất lao động, doanh nghiệp tích cực cải tiến công nghệ, áp dụng quy trình 5S, và áp dụng hệ thống quản lý LEAN;

Công ty cũng đầu tư hàng chục tỷ đồng mua nhiều máy chuyên dùng ngành may như: Máy trải vải, cắt, đính túi tự động và dây chuyền treo.

Kể từ khi đưa dây chuyền treo vào hoạt động, năng suất sản xuất quần Jean của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái – Vitexco tăng lên rõ rệt. Anh Phạm Văn Khánh – Tổ trưởng tổ 2, xưởng 5, Công ty Cổ phần may Xuất khẩu Việt Thái: Trước ở cái chuyền kia thì mình phải tự chọn số lắp ghép vào với nhau, nhưng bây giờ ở dây chuyền treo thì tự khắc các bạn ấy có thể làm luôn được, chứ không phải lắp ghép thân nọ vào thân kia nữa, năng suất lao động tăng gấp từ 15-20%.

Tính đến năm 2016, Vitexco đã có gần 3.000 lao động và đang tiếp tục phát triển. Đến năm 2020, lượng lao động của công ty sẽ xấp xỉ 5.000 lao động. Vitexco hoạt động với 40 chuyền sản xuất, 1 năm công ty cho có thể sản xuất ra hơn 2,16 triệu sản phẩm áo jacket với nhiều chủng loại khác nhau.

Nhờ năng lực sản xuất và quản lý hiệu quả, công ty có các khách hàng quốc tế như Columbia, C&A, Hollit; và các khách hàng CM như PDtex và FX Korea. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Canada, Hàn Quốc…

Các giải pháp tại Công ty May HNP

Đối với Công ty May HNP, để tăng năng suất lao động, doanh nghiệp thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.

Ông Trần Trọng Kim – Giám đốc Công ty TNHH May HNP cho biết: Đầu tiên chúng tôi đào tạo kỹ năng mềm cho họ trước khi đào tạo nghề; thứ hai, tùy theo năng lực sở trường của mỗi một công nhân để đào tạo cho một công nhân biết một việc, giỏi một việc và có thể làm nhiều công đoạn khác nhau trên 1 chuyền.

Cũng theo Giám đốc công ty TNHH May HNP, đơn vị xây dựng cơ chế khuyến khích tất cả cán bộ, công nhân viên và người lao động tích cực tham gia phong trào thi đua tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các giải pháp tại CTCP Tổng công ty May Bắc Giang

Công ty sử dụng mạng nội bộ để kết nối 5000 người lao động. Các bài viết xuất hiện với tần suất khá dày và đều đặn tuyên dương các lao động có thành tích tốt, cá nhân có tay nghề cao, sự kiện nội bộ, các phương thức sản xuất LEAN, triết lý Kaizen 5S từ Nhật mà công ty đang áp dụng…

Công ty đã áp dụng phương thức sản xuất LEAN cùng triết lý Kaizen 5 năm qua, hướng đến sự tinh gọn và hiệu quả trong sản xuất. Người lao động được yêu cầu thực hiện 5S: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng. Đồng thời, công ty cũng thành lập một tổ riêng để xây dựng thói quen 5S với người lao động, hướng đến cải thiện môi trường làm việc.

Quy mô doanh thu của May Bắc Giang LGG năm 2019 dự kiến đạt 220 triệu USD. Khách hàng lớn nhất của May Bắc Giang LGG hiện nay là đối tác từ Nhật và Mỹ. Trong đó, riêng Uniqlo đã chiếm tới 40% đơn hàng của công ty. Các hãng thời trang của Mỹ cũng chiếm tới 40% doanh số, còn lại là khách hàng châu Âu (10%) và Hàn Quốc, một số ít Trung Quốc.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới