Việc mô đun hóa quy trình sản xuất của Ford Motor đã được thông qua bằng chuyển đổi số. Qua đó hệ thống máy tính sẽ không chỉ hỗ trợ người vận hành trong mọi thao tác điều khiển mà còn thông báo cho họ những sai lỗi có thể xảy ra cung như cập nhật tình trạng lưu kho.
Việc xử lý các đơn hàng cũng trở nên linh hoạt hơn do quy trình sản xuất hiện tại của Ford được chia làm nhiều mô đun riêng rẽ. Mỗi mô đun chịu trách nhiệm sản xuất 1 bộ phận riêng nên nhà sản xuất có tích hợp các linh kiện phù hợp để tạo ra một thiết kế mới. Lấy ví dụ như tập đoàn Volkswagen đã phối hợp cùng nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Audi, Seat, Skoda để xây dựng một cấu trúc khung gầm kiểu mô đun có động cơ nằm ngang gọi tắt là MQB (Modularer QuerBaukasten). Cấu trúc này có ưu điểm là dễ lắp ráp và giúp giảm trọng lượng của xe.
Sự thay đổi này không chỉ giúp Ford chiếm lại niềm tin từ khách hàng mà còn giúp mở rộng mạng lưới đối tác của công ty. Các hệ thống sản xuất đồng bộ giữa nhà máy, quy trình và con người đã đạt được mức hiệu quả chất lượng mới, giúp giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng máy và đem lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế.
Một điển hình về mô hình sản xuất mới là nhà máy Dearborn của Ford tại Michigan, Hoa Kì. Tại đây, mọi thứ đều được giả lập trước thông qua công nghệ song sinh kỹ thuật số và thực tế tăng cường. Các khía cạnh của một quy trình sản xuất sẽ được cân nhắc kỹ nhằm tối ưu hóa hiệu suất. Anne Stevens, phó chủ tịch phụ trách hoạt động tại Bắc Mỹ chia sẻ: “Chúng tôi đã tạo ra một thế giới ảo cho phép chúng tôi thấy trước những gì có thể xảy ra trong hiện thực.”
Khi Ford mở ra những đại lý mới, Ban lãnh đạo của Ford ở trụ sở chính đặt tại Dearborn Michigan cần tiếp nhận một lượng thông tin lớn hơn và áp lực quản lý tăng lên rất nhiều. Để giải quyết vấn đề này, Six Sigma đã được đưa vào áp dụng ở khắp mọi nơi, từ các công đoạn sản xuất cho đến các nhóm quản lý và nhóm chăm sóc/khảo sát ý kiến khách hàng. Việc chuyển đổi phương pháp quảy lý chất lượng từ TQM sang Six Sigma là xu hướng có thể được nhìn thấy ở Ford, đặc biệt là trong một nền kinh tế khó khăn.
Thông qua Six Sigma và những gì Công ty Ford đã thể hiện, Ford đã đem đến giá trị cho khách hàng như thể việc chăm sóc những người thân trong một gia đình. Hệ điều hành chất lượng của Công ty là rất quan trọng để xác định và sửa chữa các vấn đề trong các cơ sở sản xuất. Six Sigma thực hiện trong mỗi nhà máy bao gồm các nhóm chức năng chéo của các kỹ sư, quản lý nhà máy, và các chuyên gia, tất cả các nhà sản xuất giải quyết vấn đề chuyên nghiệp đều đã được đào tạo qua Six Sigma.
Nhờ có những nỗ lực cải tiến, Ford Motor đã đạt được danh hiệu doanh nghiệp 5 năm liền (2012-2017) có tốc độ tăng trưởng đứng đầu trong ngành sản xuất ô tô do J.D. Power đánh giá. Công ty cũng đạt kỷ lục mới trên thang điểm về chất lượng dịch vụ của tổ chức này năm 2018.
Văn phòng NSCL