Dưới đây là 4 khía cạnh của trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến thị trường lao động ngành tài chính (Phần 2)

Thị trường lao động ngành tài chính đang được tái cấu trúc như thế nào?

Dựa trên sự tác động của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuỗi giá trị của ngành tài chính, chúng ta thấy có biểu hiện rõ ràng nhất đối với thị trường lao động, đó là: sự cắt giảm nguồn nhân lực, tăng cường hiệu suất công việc và tạo ra những việc làm mới. Trong 3 khía cạnh này, việc cắt giảm nguồn nhân lực và tăng hiệu quả thực hiện công việc sẽ chỉ ảnh hưởng đến các vị trí của người lao động trong hiện tại; trong khi đó, việc tạo ra những công việc mới là tác động tiềm năng có thể làm gia tăng vị thế của công nghệ AI.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa việc cắt giảm nguồn nhân lực và tăng cường hiệu suất làm việc nằm ở vấn đề liệu việc làm của AI có thể hoàn toàn thay thế vai trò của con người hay không. Nếu có thì việc sử dụng AI thay con người sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên nhân lực tại vị trí đó, đồng thời hạn chế sai lỗi do các nguyên nhân chủ quan. Trong trường hợp công việc phải được thực hiện một cách thủ công, và AI chỉ đóng vai trò hỗ trợ, vậy việc ứng dụng AI trong trường hợp này chỉ tạo ra các giá trị gia tăng.

Theo ước tính cả Diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2027, 23% công việc trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc sẽ được cắt giảm và thay thế bởi AI hoặc sẽ được chuyển đổi thành các vị trí mới. 77% công việc còn lại sẽ không được thay thế, nhưng hiệu quả từ các vị trí này vẫn có thể tăng lên. Các công việc sẽ được thay thế bởi AI chủ yếu bao gồm các nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa và hoạt động lặp đi lặp lại. Chúng tôi ước tính đến năm 2027, khoảng 2,3 triệu lao động sẽ bị ảnh hưởng – chiếm 23% tổng lực lượng lao động trong lĩnh vực tài chính. 7,6 triệu người còn lại – những người có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và phản hồi với các tương tác theo cảm tính hoặc những thay đổi ngẫu nhiên trong môi trường – sẽ không bị AI thay thế. Thay vào đó, họ sẽ có thể tăng hiệu quả làm việc của họ bằng cách sử dụng AI.

Những thay đổi trong cơ cấu việc làm trong thời đại AI: chuyển dịch cơ cấu theo nhu cầu và hướng tới sự đa dạng về năng lực

Những thay đổi trong nhu cầu việc làm và yêu cầu về năng lực chuyên môn hay khả năng sáng tạo đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết trong thời đại AI. Lấy ví dụ ở Mỹ, những bước tiến về công nghệ tại đây đã diễn ra hàng thập kỉ, điều này mở ra một kỉ nguyên tự động hóa với các dây chuyền khép kín và sự tiết giảm đến tối đa các nhiệm vụ thủ công. Bởi thế, việc các doanh nghiệp Mỹ hướng tới tuyển dụng nguồn lao động có chuyên môn cao, có kĩ năng truyền thông, kĩ năng về công nghệ thông tin, tư duy logic và khả năng sáng tạo… là không hề bất ngờ. Ở Trung Quốc, chúng tôi cũng đã quan sát những thay đổi tương tự về nhu cầu việc làm và các yêu cầu về tài năng.

Hiện nay, công nghệ AI ở Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn được giới thiệu, vì vậy những thay đổi trong nhu cầu việc làm trong lĩnh vực AI bị hạn chế, và chủ yếu được phản ánh trong nhu cầu về các chuyên môn, kỹ thuật cơ bản, trên quan điểm tuyển dụng, các công ty Trung Quốc đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào vấn đề này.

Khi công nghệ AI phát triển, nhu cầu về những năng lực chuyên môn cá nhân sẽ thay đổi theo. AI đang dần thay thế lao động thủ công trong các hoạt động công việc lặp đi lặp lại và yêu cầu tính tiêu chuẩn hóa cao, hay những công việc có thể được thực hiện bằng phần mềm máy tính. Do đó, nhu cầu của các nhà tuyển dụng ngành tài chính đối với các vị trí này đang giảm. Mặc dù vậy, có một số vị trí sẽ không thể bị thay thế bởi AI trong thập kỷ tới.

Tóm lại, sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính không chỉ tạo ra một “cuộc đua” giữa con người và máy móc trên thị trường việc làm mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho những người có tài năng phát triển thế mạnh, thúc đẩy người lao động không ngừng tiếp cận, áp dụng và tối ưu hóa sự hỗ trợ công nghệ AI trong công việc.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới