Dưới đây là 4 khía cạnh của trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến thị trường lao động ngành tài chính (Phần 1)

Tầm ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với mọi ngành công nghiệp là không thể chối cãi, và điều này cũng đúng với thị trường lao động . Liệu việc phát triển AI có đem lại lợi ích cho thị trường lao động trong thập kỷ tới hay không, hay điều đó sẽ trở thành nhân tố thay đổi cơ cấu thị trường?

Nhu cầu về khả năng tương tác liên tục, khả năng tích hợp dữ liệu, thuật toán và tính linh hoạt trong mọi trường hợp đang thúc đẩy AI phát triển. AI đã góp phần làm giảm bớt sự phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, gỡ bỏ các nút cổ chai của bắt nguồn từ nhân tố con người, giảm bớt các nguồn lực để tiêu chuẩn hóa và thực hiện các công việc lặp lại, thay đổi môi trường làm việc và nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, AI cũng tạo ra công ăn việc làm mới.

Cụ thể hơn, công nghệ Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi giới kinh doanh trên ba khía cạnh: tự động hóa, sản xuất thông minh và tính sáng tạo. Đối với lĩnh vực tài chính, việc ứng dụng AI sẽ khiến cho một số công việc trở nên dư thừa, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc của cả hệ thống.

Cơ hội và thách thức trong làn sóng phát triển công nghệ AI

Trong làn sóng phát triển công nghệ AI hiện nay, cơ hội và thách thức luôn tồn tại song hành. Về mặt tích cực, AI có thể nâng cao tính tự động hóa, hỗ trợ phân tích thông minh và ra đưa ra quyết định, đồng thời thiết kế ra các mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI cũng mang lại một loạt rủi ro.

Trong thị trường tài chính, rủi ro tiềm tàng bao gồm rủi ro tài chính vi mô và rủi ro tài chính vĩ mô. Cái trước có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường và cái sau có thể gây ra một số rủi ro như tạo ra thị trường tập trung, hình thành các lỗ hổng thị trường từ nguyên nhân kết nối và công nghệ.

Ngôn ngữ và tầm nhìn đã là hai bước đột phá lớn của công nghệ AI cho đến nay. Theo nghiên cứu từ Viện BCG Henderson, ứng dụng nhận dạng giọng nói cung cấp cho máy móc khả năng nhận thức, nhờ đó các ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể đánh giá đúng tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp tương ứng. Điều này có thể sẽ thay đổi mọi khía cạnh của xã hội trong tương lai.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng người dùng tiếp cận tới công nghệ AI từ khía cạnh: dữ liệu, quy trình và tính năng. AI cải thiện luồng công việc bằng cách xử lý dữ liệu có cấu trúc cũng như các dữ liệu các bất quy tắc (như thông tin, ngôn ngữ và hình ảnh…) để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời đưa ra các phản hồi về mặt vật lý.

Tái cấu trúc chuỗi giá trị ngành tài chính: Tự động hóa, sản xuất thông minh và ứng dụng sáng tạo

Khả năng tự học sâu (Deep learning) và ứng dụng dữ liệu lớn (Big data) đã thúc đẩy một sự bứt phá mạnh mẽ trong thế giới công nghệ đa tầng nói chung và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo nói riêng.

Trong lĩnh vực tài chính, khi công nghệ AI đã phát triển, nó đã được áp dụng rộng rãi và dần dần trưởng thành. Trí tuệ nhân tạo không chỉ thúc đẩy những thay đổi sâu sắc trong ngành ngân hàng và còn đem lại những bước tiến mới trong lĩnh vực bảo hiểm và huy động vốn. BCG đã trao đổi với các chuyên gia trong ngành để phân tích cách mà trí tuệ nhân tạo điều phối quá trình tự động hóa, cách phân tích vấn đề và đưa ra quyết định một cách thông minh để thiết kế các mô hình mới và tạo ra sản phẩm mới.

Nhìn chung, dưới sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, có rất nhiều ứng dụng được áp dụng cho lĩnh vực tài chính và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của thị trường lao động, liệu việc giảm bớt sự phụ thuộc vào con người và tăng tầm ảnh hưởng của máy móc có phải là sự lựa chọn đúng đắn?

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới