Đồng Nai: Những công nhân cải tiến điển hình

Phong trào thi đua Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật do Công đoàn tỉnh Đồng Nai phát động đã được các công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn hưởng ứng tích cực. Nhiều công nhân là đã trở thành tấm gương điển hình đóng góp hàng chục sáng kiến và mang lại giá trị cao về kinh tế, đồng thời cải thiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tại công ty CP công nghiệp chính xác Việt Nam (VPIC), anh Lê Quyết Thắng là tổ trưởng tổ bộ phận cắt nguyên liệu điển hình với hàng chục sáng kiến cải tiến máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều sáng kiến của anh Thắng được ứng dụng và ban lãnh đạo đánh giá cao. Nổi bật phải kể đến cải tiến máy cắt tole chống trầy xước nguyên liệu đồng thời đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc. Nhờ thiết kế hệ thống con lăn mà khi cắt nguyên liệu, tole sẽ rớt xuống và di chuyển theo con lăn xuống máng hứng, do đó mà công nhân sẽ phải dùng tay và mất thời gian cho việc kéo tole xuống như trước đây. Cải tiến này giúp công nhân làm việc nhanh hơn, giảm trầy xước tole và việc sắp xếp tole dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng trước khi đến các công đoạn tiếp theo.

Tại Công ty TNHH Dệt may Elcat Việt Nam, Chị Mai Thị Hương cũng là một tấm gương về sáng kiến, igups công ty tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất. Là một quản lý sản xuất, bên cạnh việc đảm bảo năng suất thì việc tiết kiệm, giảm chi phí là điều chị Hương luôn suy nghĩ. Do đó, Chị Hương luôn tập trung quan sát, theo dõi quá trình làm việc của công nhân, tận tình chỉ dẫn công nhân chú trọng trong công đoạn cắt may, bỏ đi những công đoạn không cần thiết. Chỉ với chi tiết nhỏ này nhưng việc bỏ bớt công đoạn giúp tiết kiệm chỉ may, mang lại khoảng 100 triệu đồng/năm cho Công ty.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, công nhân Công ty TNHH AK Vina (Khu công nghiệp Gò Dầu, H.Long Thành) là tấm gương luôn nỗ lực phát huy những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất đồng thời, tích cực tìm tỏi, học hỏi nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn. Nhắc đến các sáng kiến của anh phải kể đến sáng kiến thay đổi sơ đồ nhiệt trong quá trình sản xuất nhựa polyester được ban lãnh đạo công ty đánh giá rất cao. Theo đó, sáng kiến này đã giúp cho thời gian trung chuyển giữa các bồn nhanh hơn 2 giờ/ngày, tương đương 60 giờ/tháng. Từ đó, kéo theo sản lượng sản xuất tăng thêm 65 tấn/tháng, làm lợi hàng trăm triệu đồng/tháng cho công ty.

Từ hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào lao động giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, doanh nghiệp đã phát huy được tinh thần sáng tạo của công nhân viên,  công nhân tham gia phong trào cải tiến kỹ thuật vừa nâng cao tay nghề, vừa tăng thu nhập và được hưởng nhiều chính sách tốt từ doanh nghiệp.

Văn phòng NSCL

Tin mới