Điển hình cải tiến tại công ty sản xuất thanh truyền động cơ (Phần 1)

Albon PLC là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các loại động cơ ô tô và cấu kiện vận tải. Trong suốt 50 năm hoạt động, Albon PLC đã trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy cho nhiều ngành công nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực vận tải khác nhau như vận tải đường bộ, đường thủy và hàng không.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty Albon PLC đã phát triển một bộ phận nghiên cứu và cải tiến nhằm tiếp cận tốt hơn tới nhiều phân khúc thị trường. Mặc dù bộ phận này đã làm tốt vai trò của mình, tuy nhiên cũng chính bởi vậy, Albon phải đối mặt với vấn đề sản lượng không thể đáp ứng do số lượng đơn hàng tăng chóng mặt.

Cụ thể, vào năm 2018, sau khi công ty này chinh phục được niềm tin của nhiều khách hàng lớn tại Anh và Serbia. Cùng với đó là số lượng đơn hàng tăng đột biến, đặc biệt với dòng sản phẩm thanh truyền (Conn-Rod). Ước tính trong vòng 3 tháng, công ty cần là tăng sản lượng từ mức 1052 thanh/ngày lên tối đa 1788 thanh/ngày.

Thanh truyền hay còn gọi là Conn-Rod là một bộ phận không thể thiếu của động cơ đốt trong, mục đích duy nhất của nó là kết nốit khuỷu và Pít-tông để cung cấp khoảng cách đệm giúp chuyển động trở nên chính xác hơn giữa hai thành phần động cơ này. Không có gì lạ khi Albon sử dụng các bộ phận nguyên mẫu để gia công từ một phôi thép duy nhất, phương pháp này được sử dụng khi điều chỉnh Conn-Rod cho phù hợp với thiết kế động cơ trước khi sản xuất khuôn đúc, cho mục đích sản xuất hàng loạt.

Dựa trên nguyên lý này, các chuyên gia đã có định hướng về một kế hoạch cải tiến hơn là việc mở rộng quy mô sản xuất, bởi cách thứ 2 yêu cầu một cuộc cải tổ lớn trong cả dây chuyền sản xuất lẫn đội ngũ nhân sự. Một lý do khác, ban lãnh đạo của Albon cũng muốn xây dựng một quy trình bền vững, tiêu chuẩn hóa để nhân rộng trên các dây chuyền khác, trong khi vẫn giữ nguyên đãi ngộ cho nhân viên của họ (Công ty không khuyến khích việc tuyển thêm nhân lực và tăng ca cuối tuần).

Nhóm cải tiến của Albon đã xây dựng một sơ đồ dòng chảy giá trị (Value Stream Mapping) nhằm giúp các nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát hơn về 7 loại hao phí thường gặp nhất, bao gồm: Vận chuyển, Tồn kho, Chuyển động thừa, Chờ đợi, Sản xuất dư, Sản xuất không cần thiết, Tỉ lệ phế phẩm/thành phẩm. Các lãng phí này có thể được định lượng bằng cách tính toán OEE thông qua 3 chỉ số: Tính sẵn sàng (Availability), Hệ số chất lượng (Quality) và hệ số hiệu suất (Performance).

Theo đó, bằng cách xác định được các khoảng thời gian dừng máy ngoài kế hoạch, tỉ lệ phế phẩm/thành phẩm và hiệu suất hoạt động thực tế của thiết bị so với thiết kế, Albon đã xây dựng được một quy trình cải tiến giúp tăng 70% sản lượng chỉ trong 3 tháng.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL

Tin mới