Điển hình áp dụng TPM tại nhà máy sản xuất bia

Nhà máy CCM Tecate của Công ty Cervecería Cuauhtemoc Moctezuma (CCM) là một trong những nhà máy sản xuất đồ uống có quy mô lớn nhất khu vực Mĩ – Laiting. Với số lượng nhân viên bảo trì lớn (80 nhân viên bảo trì trên tổng số 400 nhiên viên hoạt động tại nhà máy), Tecate được đánh giá có nhiều tiềm năng cải thiện năng suất thông qua phương pháp bảo trì năng suất toàn diện (TPM).

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 bởi Trung tâm Nghiên cứu lĩnh vực sản xuất của Mỹ cho thấy chỉ có 38% các nhà máy ở nước này hiện đang thực hiện TPM. Trong số đó, 37% cho biết họ không đạt được nhiều tiến bộ như mong đợi và 27% hầu như không đạt được tiến bộ nào. Chỉ 8% gọi quá trình của họ là “xuất sắc”. Mặc dù con số này đã được cải thiện trong những năm sau đó nhưng việc áp dụng thành công TPM vẫn là một mục tiêu khó đạt được theo quan niệm của nhiều nhà sản xuất. Các rào cản thường đến từ những nguyên nhân nội tại của chính doanh nghiệp chứ không phải do phương pháp.

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước, ban lãnh đạo CCM đã tìm đến một cách tiếp cận hiệu quả hơn: Bắt đầu từ những người trực tiếp thực hiện TPM chứ không phải cấp quản lý.

Các lãnh đạo tại các nhà máy cho biết: “Người vận hành đã có nhiều hoạt động (xuất phát từ các hợp đồng sửa đổi). Rất khó để yêu cầu họ làm nhiều hơn”. Ông Sanchez nói: “Chúng tôi phải thuyết phục họ rằng các hoạt động bảo trì này là một phần của vận hành thiết bị. Chăm sóc thiết bị có nghĩa là vận hành đơn giản hơn, giúp công việc của người vận hành trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và cải thiện các chỉ số đo lường của nhà máy.”

Các chiến lược tương tự đã được sử dụng để thuyết phục người vận hành trong nhà máy bia, các dây chuyền chiết rót và đóng gói.

Với vai trò giám đốc bảo trì tại nhà máy của CCM, Ông Sanchez lãnh đạo một nhóm các thành viên tích cực bao gồm 80 thành viên của bộ phận được định hướng để cải thiện hiệu suất thiết bị tổng thể (hay còn gọi là ETE) và hỗ trợ sáu trụ cột của TPM.

Công việc hàng ngày tạo nên sự khác biệt được bao gồm trong sáu trụ cột, mục đích là:

  • Cải tiến, thông qua các hoạt động vận hành và bảo trì, giữ gìn các điều kiện cơ bản của thiết bị
  • Phát hiện và chuẩn đoán các vấn đề và xác định cơ hội cải tiến
  • Tạo điều kiện, tối ưu hóa và tìm cách giảm hoạt động bảo trì
  • Tạo điều kiện cho kỹ thuật bảo trì và áp dụng cải tiến liên tục cho thiết bị
  • Tăng tính linh hoạt của các quy trình
  • Hỗ trợ an toàn và môi trường

Kết quả mà CCM đạt được sau quá trình áp dụng TPM:

  • OEE: Tăng 6,48 điểm trong hai năm (từ 69,77% vào tháng 1 năm 2006 lên 76,25 vào tháng 12 năm 2007).
  • Sản lượng: Tăng 35% kể từ năm 2001 (2,97 tỷ ha được sản xuất năm 2001 so với 4,0 tỷ ha được sản xuất năm 2007).
  • Chi phí bảo trì/mỗi đơn vị sản phẩm: Giảm 26% trong ba năm (22,72 peso/hecto lít trong năm 2004 so với 16,92 năm 2007).
  • Năng lượng điện tiêu thụ/mỗi hecto lít: Giảm 11% (7,8 KW/h năm 2003 xuống mức 6,97 năm 2007).
  • Thời gian dừng máy do sự cố: Giảm hơn 33% trong vài năm qua (từ 15% xuống còn từ 5-10%).
  • Đầu tư vốn: Nhà máy đã nhận được 50 triệu đô la đầu tư vốn trong 6 năm qua.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới