Điểm giống nhau giữa SA 8000 và Luật Lao động Việt Nam 2012

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mấy mặn mà với Tiêu chuẩn SA 8000 do gặp phải nhiều trở ngại về tài chính, nhận thức và vấn đề bảo mật thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế Bộ luật Lao động Việt Nam 2012 lại có rất nhiều điểm tương đồng với Tiêu chuẩn SA 8000. Do đó, DN nào đã tuân thủ đầy đủ các điều luật của Luật lao động thì sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Tiêu chuẩn SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Các yêu cầu chính về trách nhiệm xã hội mà tiêu chuẩn SA 8000 đặt ra bao gồm: Lao động trẻ em, lao động bắt buộc, tự do Hiệp hội & Quyền thương lượng tập thể, sức khỏe và an toàn, phân biệt đối xử, thực hành kỷ luật, số giờ làm việc, tiền công và hệ thống quản lý. Bảng dưới đây sẽ so sánh các yêu cầu chính của tiêu chuẩn SA 8000 và Luật lao động 2012.
Yêu cầu SA 8000 Luật lao động 2012/Luật công đoàn
Lao động trẻ em Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi. Tuổi tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi. Tại các nước đang phát triển, cho phép sử dụng lao động hoặc lao động của người từ 13 đến 15 tuổi trong những công việc nhẹ nhàng hoặc vào những công việc có điều kiện cụ thể về sức khỏe, việc học tập… Luật lao động Việt Nam công nhận người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (theo điều 3). Luật cho phép sử dụng lao động từ 13-15 tuổi với một số điều kiện về hợp đồng lao động, giờ làm việc, an toàn..
Lao động bắt buộc Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào.

Theo điều 8, Cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm.

Sức khỏe và an toàn Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh. Theo điều 138, người sử dung lao động phải bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng.
Tự do Hiệp hội & Quyền thương lượng tập thể Người lao động có quyền thành lập và tham gia công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. Công ty phải đảm bảo rằng các đại diện của nhân viên công ty không bị phân biệt đối xử và những đại diện này có thể tiếp xúc các thành viên của hiệp hội ngay tại nơi làm việc. Theo điểm c, điều 5 về quyền và nghĩa vụ của người lao động. Người lao động được phép thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
Phân biệt đối xử Công ty không được và không ủng hộ việc phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bồi thường, huấn luyện, thăng tiến, buộc thôi việc hoặc cho về hưu vì lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, các thành viên công đoàn, hoặc nguồn gốc đảng phái; Công ty không được can thiệp vào việc thể hiện quyền cá nhân trong việc quan sát trên nguyên lý hay thực tiễn, hoặc quyền thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến sắc tộc, đẳng cấp, nguồn xuất xứ, thành viên công đoàn, hoặc đảng phái chính trị. Điều 8 nghiêm cấm các hành vi: Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Theo mục 4, điều 190 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Thực hành kỷ luật Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. Theo điều 125 về hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:
  1. Khiển trách.
  2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
  3. Sa thải.
Điều 128 về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
  1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
  2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Số giờ làm việc Thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. Điều 104 về thời giờ làm việc bình thường của người lao động như sau:
  1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
  2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Tiền công và hệ thống quản lý Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng được với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình. Điều 91 về mức lượng tối thiểu quy định: Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 128, mục 2 về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động cũng nghiêm cấm Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Thông qua bảng trên, có thể thấy Luật lao đông 2012 của Việt Nam đã bao hàm tất cả những yêu cầu về trách nhiệm xã hội mà Tiêu chuẩn SA 8000 đặt ra. Tuy nhiên, chi tiết của từng yêu cầu của 2 văn bản này cần được phân tích rõ ràng hơn nữa để thấy được sự đầy đủ hay còn thiếu hụt của Luật Lao động 2012 so với tiêu chuẩn SA 8000, để từ đó có sự sửa đổi Luật giúp doanh nghiệp trong nước đáp ứng tốt hơn yêu cầu về trách nhiệm xã hội.

Văn phòng NSCL

Tin mới