Thúc đẩy sự tham gia của các Tập đoàn/ tổng công ty/ doanh nghiệp trong Bộ Công Thương vào công tác nâng cao năng suất chất lượng sẽ tạo ra được các phong trào cải tiến năng suất nói chung trong các ngành.
Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp nhằm tạo sự chuyển dịch cơ bản từ năng suất, chất lượng thấp, giá trị gia tăng thấp, công nghệ thấp sang năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, công nghệ có hàm lượng khoa học cao, tăng giá trị nội địa hóa góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp trong tốc độ tăng sản phẩm trong nước, một số sản phẩm, hàng hóa công nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong giai đoạn 2012-2015, chương trình đặt ra mục tiêu biên soạn 500 TCVN; đảm bảo 100% sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý bằng QCVN; 40% doanh nghiệp thực hiện các dự án năng suất chất lượng; 2000 doanh nghiệp chủ lực ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; 20% đạt trình độ quốc tế, mạng lưới đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực quốc tế; tỷ trọng đóng góp TFP trong GDP lên 35% năm 2015.
Giai đoạn 2016-2020, ngoài mục tiêu đặt ra như giai đoạn trước đó, số doanh nghiệp thực hiện năng suất chất lượng đặt ra là 100%, 50% đạt trình độ quốc tế; tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng lên 40% vào năm 2020.
Trong đó, tập trung chú trọng vào 05 nhiệm vụ chủ yếu:
Thứ nhất, tuyên truyền vận động doanh nghiệp thực hiện cải tiến năng suất chất lượng
Thứ hai, xây dựng hệ thống TCVN;QCVN
Thứ ba, Áp dụng thí điểm mô hình, đổi mới công nghệ, thiết bị, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
Thứ tư, triển khai dự án năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp.
Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Trong giai đoạn 2012-2016, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về tuyên truyền nâng cao nhận thức đã xây dựng website về Dự án: http://nscl.eprodata.vn; xây dựng và phát hành Bản tin chuyên đề về Năng suất chất lượng Công Thương định kỳ 2 số/ tháng; xây dựng các phóng sự tài liệu về các điển hình thực hiện cải tiến năng suất chất lượng; tổ chức các Khóa tập huấn chuyên sâu, hội thảo phổ biến cho doanh nghiệp; xây dựng Chương trình và tài liệu đào tạo trong các Trường của Bộ; đăng tin bài, xây dựng tờ rơi, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
Triển khai được 45 mô hình về xây dựng thí điểm áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Điển hình là Hệ thống quản lý ISO/TS16949 của Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên; ISO 5001 của Công ty cổ phần xích líp Đông Anh. Về công cụ, Công ty cổ phần Phích nước Rạng Đông (Mô hình TPM); Công ty CMC Vina (Lean-6sigma); Công ty cổ phần May Nam Định, TCT May Hưng Yên-Công ty cổ phần (Lean)…
Ngoài ra, còn xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu QCVN,TCVN của các sản phẩm hàng hóa ngành Công Thương. Xây dựng 39 QCVN, 24 TCVN cho các sản phâm hàng hóa ngành công nghiệp.
Trong giai đoạn 2012-2016, Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những Bộ ngành triển khai tích cực nhất các nhiệm vụ của Dự án. Đã có những tác động tích cực từ kết quả Dự án trong việc thúc đẩy hoạt động cải tiến năng suất chất lượng của ngành. Tuy nhiên, sự tham gia của các Tập đoàn/ tổng công ty, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tạo ra được các phong trào cải tiến năng suất trong các ngành. Còn thiếu mạng lưới đơn vị tư vấn, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đầu tư thực hiện các Dự án năng suất chất lượng còn hạn chế, chưa có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thực hiện.
Trong giai đoạn 2017-2018, chương trình đặt ra mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể tổ chức 143 mô hình với các tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (36 mô hình điểm; 10 Khóa tập huấn theo ngành); ISO 14001:2015 (22 mô hình điểm; 05 Khóa tập huấn theo ngành); ISO 22000 (12 mô hình điểm); ISO/TS 16949 (05 mô hình điểm); 5S, Lean-6SIGMA ; Tổ chức 31 khóa tập huấn chung và gần 300 khóa tập huấn tại doanh nghiệp…
Nguồn: moit.gov.vn