Còn nhớ, vào hồi đầu quý II/2017, hai lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) là ông Lê Bá Trình – Phó Chủ tịch và bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch cùng xuất hiện tại đại một Tọa đàm về nâng cao năng suất, chất lượng (NSCL), hiệu quả và hội nhập quốc tế với sự tham dự của Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương và nhiều đại diện đến từ các ban ngành, địa phương. Phong trào nâng cao năng suất chất lượng rộng khắp Tại Tọa đàm lần này, các đại biểu đến từ các cơ quan chức năng đều có nhận định rằng, đến năm 2020, kết nối mạnh mẽ các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực trình độ cao với các doanh nghiệp; Góp phần hình thành các doanh nghiệp mạnh, có khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế, hình thành các sản phẩm chủ lực quốc gia; Phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
“Nhà nước cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích nhà khoa học và người dân tham gia vào các hoạt động nghiên cứu sáng tạo khoa học để thúc đẩy kinh tế – xã hội.”
Theo ông Trần Văn Sinh – Trưởng ban Phong trào Ủy ban Trung ương MTTQVN, thời gian qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã có hàng vạn công trình được hoàn thành; hàng vạn sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội to lớn. Thông qua phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua các cấp, những điển hình tiên tiến được Nhà nước và các cấp, các ngành, đoàn thể ghi nhận, khen thưởng. Tuy nhiên, ở một số ngành, tổ chức và địa phương, việc triển khai các phong trào thi đua chưa thường xuyên, liên tục, còn hình thức, chưa thực sự lấy phát huy sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị làm động lực, chậm đổi mới nội dung và hình thức cũng như biện pháp tổ chức phong trào thi đua. Theo bà Trương Thị Ngọc Ánh, cơ quan này sẽ nghiên cứu đề xuất với Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích nhà khoa học và người dân tham gia vào các hoạt động nghiên cứu sáng tạo khoa học góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Kết nối Chương trình năng suất chất lượng với các hiệp hội ngành hàng Cũng xác định mục tiêu đến năm 2020, hiện nay Chương trình 712 – Chương trình Quốc gia về Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ đang được triển khai kết nối sâu rộng giữa các Bộ, ngành, địa phương. Và theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Cơ quan thường trực của Ban Điều hành Chương trình này, kết thúc giai đoạn I của chương trình (từ 2010 – 2015), Chương trình đã đạt nhiều bước tiến vượt bậc, đẩy mạnh phong trào nâng cao NSCL trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Có hàng loạt doanh nghiệp đã gặt hái được không ít những thành công từ chương trình này. Cụ thể như Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã gặt hái được rất nhiều hành công khi áp dụng các công cụ cải tiến năng suất. Công ty này còn xác định, đến năm 2020, doanh thu sản phẩm LED chiếm 50% tổng doanh thu, đạt khoảng 2.450 tỷ, xuất khẩu đạt khoảng 1.100 tỷ. Hay như ở Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), việc áp dụng các giải pháp cải tiến và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã gặt hái được rất nhiều thành công. Chỉ trong vòng 2 năm (2010 – 2012) tại SABECO đã có 82 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất. Giá trị tiết kiệm làm lợi từ 44/82 sáng kiến tính được bằng tiền là 46,9 tỷ đồng. Năm 2014, đã có 38 sáng kiến được công nhận với tổng giá trị làm lợi ước tính 190 tỷ đồng. Còn tại Xí nghiệp may Hà Quảng – Quảng Bình, một xí nghiệp bé “tí ti”, nhờ áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn Lean vào xí nghiệp này, năm 2016, Xí nghiệp May Hà Quảng đã thu được những kết quả đáng phấn khởi: Sản xuất được gần 6,5 triệu sản phẩm; doanh thu đạt trên 7,6 triệu USD; nộp ngân sách 11,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.560 lao động. Xí nghiệp may Hà Quảng phấn đấu năm 2017 tăng sản lượng lên 8,18 triệu sản phẩm, đạt doanh thu trên 9,6 triệu USD, lợi nhuận 16 tỷ đồng…Vì vậy, với việc triển khai áp dụng hiệu quả hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN sẽ giúp công ty tồn tại và phát triển một cách bền vững trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ba ví dụ kể trên phần nào đã lột tả được hết những giá trị từ Chương trình 712 nói chung. Tuy nhiên, cùng với đó sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương đang đóng góp cho sự thành công chung của phong chào NSCL. Trong đó, được hưởng lợi hơn cả là các tổ chức và doanh nghiệp. Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, để thúc đẩy hơn nữa phong trào nâng cao NSCL, hiện nay các hoạt động kết nối với các hiệp hội, ngành hàng đang được đẩy mạnh. Theo đại diện của Viện Năng suất Việt Nam, trong giai đoạn 2017 – 2020 sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp được phổ biến, hướng dẫn áp dụng và chia sẻ kinh nghiệp áp dụng Lean, TPM/KPis, TWI… Các doanh nghiệp đó sẽ thuộc các ngành hàng: Dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, điện tử, sợi… được tiếp cận những giải pháp hỗ trợ này.

Nguồn: http://enternews.vn