Đầu tư công nghệ: “Chìa khóa” để VITAJEANS tiếp cận thị trường EU

Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VITAJEANS) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng mặt hàng thời trang Denim và Non-denim cho các thị trường Mỹ, EU, Nhật. Công ty TNHH VITAJEAN đã có những bước đi rất thành công trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cũng tên tuổi của ngành xuất khẩu thời trang trên thị trường quốc tế. Hiện nay, mỗi năm giá trị xuất khẩu EU của công ty đều duy trì ở mức 20 triệu USD.

Ông Phạm Văn Việt – Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean chia sẻ: “Để có kết quả này, tôi cho rằng máy móc chỉ là một phần, điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải có sự quyết đoán trong việc thay đổi để ứng dụng công nghệ vào những công đoạn khó, giảm sử dụng nhân công lao động, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Vì chỉ khi các doanh nghiệp Việt Nam thực sự nỗ lực cải tiến về công nghệ và triệt tiêu các nguyên liệu độc hại mới có thể tăng tốc vào EU.”

Hiện nay, nhà máy mới nhất trong 3 nhà máy của Việt Thắng Jean đã được cải tiến tự động hóa hầu hết công đoạn từ wash, xử lý laser, chà xù trên sản phẩm jean. Một chiếc máy wash thay được 36 người/ca và chúng tôi ứng dụng 5S, công nghệ laser giúp tăng tính chính xác, tính thẩm mỹ các viền, hình ảnh trên quần áo denim. Ở khâu may, khâu thường tận dụng lao động nhiều nhất, cũng đã được cải tiến tự động hóa.

Trước đây, để làm ra được 10.000 sản phẩm mỗi ngày, một nhà máy như của Việt Thắng Jean cần khoảng 2.500 công nhân nhưng hiện tại chỉ có 800 công nhân. Nhà máy theo công nghệ sản xuất tự động hóa này cũng giúp tăng năng suất lao động của họ lên gấp đôi. Trước đây, một chuyền 53 người sản xuất 1.200 sản phẩm/ngày. Hiện nay là 2.400 sản phẩm/ngày.

Ông Việt cũng chia sẻ một vài hiệu quả khi thay đổi công nghệ: “Từ khi áp dụng công nghệ mới đã nhận thấy được hiệu quả rõ rệt trong triệt tiêu được hàng lỗi, nâng mức bình quân tăng trưởng lên 10%. Đơn cử, chỉ riêng việc lắp đặt băng tải mới đã tăng năng suất lên 30%. Hiện DN đang sử dụng công nghệ laser của Tây Ban Nha, công nghệ xử lý ozon của Ý và công nghệ wash của Đức rất thân thiện với môi trường. Khi sử dụng công nghệ thiết bị từ châu Âu đảm bảo các vấn đề môi trường, sản phẩm của Việt Thắng Jean xuất vào châu Âu với giá cao hơn 30%.”

Để có thể thay đổi từ tư duy đến hành động các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khan, thách thức. Tuy nhiên với kinh nghiệm từ Việt Thắng Jean, ông Việt nhấn mạnh: Mỗi DN Việt Nam phải nỗ lực cải tiến về công nghệ và triệt tiêu các nguyên liệu độc hại thì mới tăng tốc xuất khẩu vào EU.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới