Đâu là những rào cản khi doanh nghiệp thực hiện sản xuất thông minh và giải pháp là gì? (Phần 1)

Schneider Electric, một công ty đa quốc gia của châu Âu chuyên cung cấp các giải pháp tự động hóa phần cứng, phần mềm và dịch vụ quản lý năng lượng. Patrick Lamboley – Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 184 của công ty đã có một số chia sẻ về những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc áp dụng sản xuất thông minh tại doanh nghiệp.

Tất cả chúng ta đều ít nhiều được biết đến những ứng dụng Robot vô cùng thân thiện với người dùng, đa tính năng và làm việc hiệu quả. Từ các Robot tự học tại Google, với công việc hỗ trợ tìm kiếm từ khóa đến Flippy, robot làm bánh mì kẹp thịt tại một nhà hàng ở California, hay Pepper, robot hình người tại SoftBank Robotics có thể nhận ra cảm xúc của con người… Dù là trong dịch vụ, thương mại hay trong quá trình sản xuất thì Robot đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Robot cũng là một trong những nền tảng không thể thiếu trong sản xuất thông minh.

Bên cạnh Robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), đo lường và in 3D cũng là những công nghệ đóng vai trò kết nối giữa các yếu tố vật lý và kỹ thuật số. IoT sẽ cho phép con người tập trung hơn vào công việc sản xuất nhờ loại bỏ việc báo cáo các hoạt động không cần thiết. Ngoài ra, IoT kết hợp trong công nghệ sản xuất thông minh sẽ giúp tối ưu hóa quy trình, quản lý thông tin dữ liệu của hoạt động sản xuất, kinh doanh dễ dàng và bảo mật thông tin hơn. Các cảm biến sử dụng để thu thập dữ liệu trong IoT cũng có thể phục vụ để đo lường và thiết kế mô hình in 3D. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người dùng trong khâu xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn nhận được từ các cảm biến trong thời gian thực.

Mặc dù có tiềm năng phát triển lớn nhưng việc áp dụng sản xuất thông minh cho doanh nghiệp thì không hề đơn giản. Patrick Lamboley cho biết: “Thách thức lớn nhất là quản lý số hóa. Ngày nay, các công ty lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới không còn chỉ tập trung vào những gì họ sản xuất. Trọng tâm giờ đây thường được chuyển sang công tác quản lý và các công nghệ, phần mềm sử dụng để hỗ trợ quản lý. Trên khía cạnh sản xuất thông minh, các hoạt động quản lý hướng dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của toàn quy trình.”

Áp dụng sản xuất thông minh cũng đồng nghĩa với việc chuyển đổi một lượng lớn nhân lực lao động sang tự động hóa. Điều này thường gặp phải nhiều rào cản trong nội bộ tổ chức. Như đã đề cập ở trên, toàn bộ quy trình sản xuất thông minh đều được vận hành và điều phối thông qua máy móc hoặc được thiết lập tự động ngay từ đầu. Do đó để quản lý năng suất chất lượng, trước hết doanh nghiệp cần có một nền tảng về thiết bị số hóa và các nhân viên vận hành được đào tạo bài bản. Điều này cũng gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng. Những giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận sản xuất thông minh sẽ được giới thiệu trong phần sau của loạt bài viết.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới