Đâu là chìa khóa giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất?

Đối với doanh nghiệp, năng lực sản xuất càng cao thì lợi nhuận thu về càng nhiều. Các biến số ảnh hưởng đến năng suất như máy móc hư hỏng, thường dễ phát hiện. Tuy nhiên, khi có quá nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc thì rất khó để xác định, lúc đó sự phức tạp làm chậm toàn bộ hệ thống sản xuất. Khi một công ty có thói quen tìm cách cải thiện năng suất sản xuất, công ty đó sẽ nhanh chóng tìm ra và giải quyết các vấn đề.

Dữ liệu là một chìa khóa quan trọng

Khi một công ty hiểu rõ những gì đang xảy ra trong quy trình sản xuất, công ty đó sẽ dễ tìm cách để cải thiện năng suất. Thu thập dữ liệu thường xuyên và phản ánh thông tin này để xác định các xu hướng dữ liệu (patterns) và vấn đề liên quan.

Theo dõi số giờ sản xuất được đưa vào trong bảng lương và lượng sản phẩm đã được sản xuất. Kiểm kê định kỳ và tính toán quay vòng vốn. Theo dõi thời gian cần để sản xuất từng mặt hàng. Một khi đã thu thập được những thông tin này, hãy tìm các biến có tương quan với số liệu bất thường.

Kết quả là có thể phát hiện được đầu ra/giờ giảm khi một nhân viên nào đó đang làm việc, chỉ ra một vấn đề nhân sự cần được giải quyết. Hoặc, có thể biết được chi phí sản xuất của một sản phẩm đắt hơn đáng kể so với sản xuất các sản phẩm khác. Bằng cách chuyển từ tập trung vào tiếp thị sang tập trung vào sản xuất các sản phẩm với hiệu quả cao nhất, thì năng suất của công ty sẽ tăng lên.

Gỡ nút thắt cổ chai

Các nút cổ chai là những điểm trì trệ trong dòng công việc do các quy trình không được đồng bộ hóa. Nếu phải mất nhiều thời gian để cắt vải hơn là may, quy trình sản xuất áo sơ mi có thể bị ngừng lại khi người may phải chờ vải được cắt theo đúng kích cỡ. Xác định được tắc nghẽn trong quá trình sản xuất và cải thiện quy trình giúp các khâu sản xuất kết nối thuận lợi. Bổ sung thiết bị hoặc nhân sự ở bước cắt có thể tránh thời gian chờ đợi, tiết kiệm số giờ lương.

Xử ý hàng tồn kho

Mặc dù hàng tồn kho được liệt kê trên bảng cân đối dưới dạng tài sản, nhưng thực tế quá nhiều hàng tồn kho không đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Hàng tồn kho quá nhiều có thể ảnh hướng đến năng suất sản xuất vì làm không gian lộn xộn và khó để tìm thấy các mặt hàng cần thiết. Tốt nhất là giữ mức độ vừa phải hàng tồn kho, tránh lưu trữ không cần thiết. Xây dựng một hệ thống rõ ràng, hiệu quả để thông báo khi một mặt hàng đang được lưu trữ ở mức thấp và đặt hàng kịp thời để tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới