Dấu ấn triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2012 – 2020

Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện từ năm 2012-2020. Sau 8 năm triển khai, thực hiện, Dự án đã đạt được nhiều kết quả, với những dấu ấn nổi bật.

Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp do Bộ Công Thương (Dự án) chủ trì thực hiện theo Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp”. Đây là một trong 9 Dự án thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Dự án hướng tới việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, đầu tư. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các mô hình tiên tiến, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp.

Dự án với 5 nhóm nhiệm vụ chính. Cụ thể: (1) tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp; (2) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; (3) Áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ; (4) Xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực, gồm: hàng dệt may, hàng da giày, sản phẩm nhựa, ngành thép, hóa chất, cơ khí chế tạo, năng lượng, thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; (5) Nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực

Trong giai đoạn 2012-2020, Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2012-2020 đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng:

Thứ nhất, 468 mô hình điểm được xây dựng sau 10 năm triển khai Dự án thuộc 08 ngành chủ lực theo Quyết định 604, gồm: Dệt may, Da giày, Nhựa, Hóa chất, Thép, Năng lượng, Điện tử, Cơ khí; và một số ngành công nghiệp khác: Khai thác, chế biến khoáng sản, Chế biến sữa, Rượu – Bia – Nước giải khát; Dầu thực vật….

Thứ hai, 62 Quy chuẩn Việt Nam (QCVN), 71 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được hoàn thành xây dựng, triển khai xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025 với mục tiêu bao quát và điều tiết đầy đủ các hoạt động của ngành Công Thương, đồng bộ về bố cục và nội dung, có tính hội nhập quốc tế cao.

Thứ ba, 55 cuộc hội thảo; 91 khóa tập huấn đã được tổ chức. Dự án đã bước đầu hỗ trợ hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn cải tiến không chỉ ở các đơn vị tư vấn mà còn ở tại các doanh nghiệp. Qua đó đảm bảo khả năng duy trì hoạt động cải tiến liên tục kể cả khi dự án kết thúc.

Thứ tư, 66 đơn vị tư vấn tham gia triển khai các nhiệm vụ của Dự án trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là đơn vị/doanh nghiệp tư vấn về cải tiến năng suất chất lượng.

Thứ năm, 15 Phòng thử nghiệm được hỗ trợ xây dựng, cập nhật hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 17025: 2017; 01 Phòng thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng về giấy thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã được đầu tư trang thiết bị có khả năng thử nghiệm nhiều chỉ tiêu kỹ thuật đặc thù của các sản phẩm mới.

Thứ sáu, hàng ngàn tin bài tuyên truyền nhằm lan tỏa tinh thần cải tiến năng suất chất lượng trong toàn ngành Công Thương và những lĩnh vực khác của đời sống. 219 bản tin chuyên đề; 94 chương trình, phim. 32 tài liệu hướng dẫn. 189 báo cáo về các trường hợp nghiên cứu điển hình.

Nguồn: tapchicongthuong

Tin mới