Nhiệm vụ thuộc Chương trình năng suất chất lượng 712 đã đào tạo được 161 học viên đến từ các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí về các kiến thức cơ bản của Lean 6 Sigma, cách thức triển khai Lean 6 Sigma tại doanh nghiệp. Từ đó, lựa chọn và đào tạo được 31 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai vàng và 24 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai xanh.
Trong suốt quá trình đào tạo, học viên đã được các giáo viên giàu kinh nghiệm truyền đạt những kiến thức cơ bản về Lean 6 Sigma, phương pháp và công cụ triển khai Lean 6 Sigma để triển khai các dự án cải tiến. Song song với học lý thuyết trên lớp, học viên đã được đi thực tế tại doanh nghiệp để có thể tích lũy thêm được kinh nghiệm giúp ích cho việc ứng dụng cải tiến tại khu vực do mình quản lý.
161 học viên đến từ các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí về các kiến thức cơ bản của Lean 6 Sigma, cách thưc triển khai Lean 6 Sigma tại doanh nghiệp. Từ đó, lựa chọn và đào tạo được 31 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai vàng và 24 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai xanh
Công nghiệp là một trong các ngành có vai trò then chốt và là động lực để phát triển kinh tế của nước ta. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp ngành công nghiệp phải cạnh tranh ngày càng gay gắt để để có thể tham gia các chuỗi giá trị trên toàn cầu. Việc tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới được cho là cú hích giúp các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… tăng trưởng mạnh. Cụ thể như, tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam giảm đáng kể thuế nhập khẩu ở những mặt hàng thế mạnh của chúng ta vào các nước thành viên; được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn… Ngoài ra, CPTPP sẽ giúp chúng ta chủ động hơn về nguyên vật liệu cho phát triển nền kinh tế, điều này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp Việt Nam, nâng cao tính tự chủ cho nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều bất ổn.
Bên cạnh những thuận lợi, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một thách thức đối với năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp. Các ngành xuất khẩu như dệt may, da giày,… được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tận dụng cơ hội giảm thuế, vượt qua các biện pháp kỹ thuật cũng như các quy định về quy tắc xuất xứ. Để vượt qua các rào cản kỹ thuật, các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn, theo dõi những thay đổi trong chính sách của các thị trường mục tiêu để chủ động chuẩn bị các biện pháp thay vì “chạy” từ thị trường này sang thị trường khác. Xác định và tận dụng triệt để lợi thế song song bắt tay với những đối tác phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Chính điều này đòi hỏi sự thay đổi tư duy kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập, một trong những biện pháp mà ngành công nghiệp cần tập trung giải quyết đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần thiết về công nghệ hiện đại bao gồm cả công nghệ quản lý.
Đồng thời, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quản lý và tổ chức sản xuất. Bằng những ưu việt của mô hình kết hợp những công cụ giảm lãng phí trong Lean và giảm thiểu những biến động của quá trình tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc đào tạo, giới thiệu và đưa vào ứng dụng mô hình LEAN – 6 SIGMA tới các doanh nghiệp là cần thiết giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, giá thành giảm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Nếu kết hợp Lean với 6 Sigma, các doanh nghiệp sẽ có thể đạt được 7 lợi ích vàng cho sự tăng trưởng của mình: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí quản lý, gia tăng sự hài lòng khách hàng, giảm thời gian cung ứng hàng, giao hàng đúng hẹn, sản xuất linh hoạt, phát triển văn hóa tổ chức theo cách tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề và thái độ chủ động với ý thức trách nhiệm cao.
Năm 2017-2018, Viện Năng suất Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo, hỗ trợ áp dụng thí điểm mô hình LEAN – 6 Sigma cho các doanh nghiệp ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí” thuộc Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” của Bộ Công thương nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực áp dụng LEAN – 6 Sigma cho các cán bộ thuộc ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí; đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia thực hành LEAN – 6 Sigma cho các cán bộ thuộc ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí; và xây dựng mô hình điểm về áp dụng LEAN – 6 Sigma cho ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí, làm cơ sở nhân rộng áp dụng mô hình này trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Viện Năng suất Việt Nam đã tổ chức đào tạo cho 161 học viên đến từ các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí về các kiến thức cơ bản của Lean 6 Sigma, cách thức triển khai Lean 6 Sigma tại doanh nghiệp. Từ đó, lựa chọn và đào tạo được 31 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai vàng và 24 chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai xanh.
Nếu như chuyên gia Lean 6 Sigma đai vàng thường là những người vận hành quá trình, theo nghĩa sản xuất hoặc văn phòng (giao dịch) thì chuyên gia Lean 6 Sigma đai xanh là trưởng nhóm dự án chịu trách nhiệm thực hành dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc công việc. Yêu cầu đối với họ cũng cao hơn, cụ thể họ cần phải có kĩ năng về tính toán, nhất là công cụ kiểm soát quá trình bằng thống kê và phải thành thạo công việc chuyên môn của mình. Trong tháng 3, 4/2018, Viện Năng suất Việt Nam tiến hành đào tạo khóa “chuyên gia Lean 6 Sigma đai xanh”. Tham dự khóa học, học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng để trở thành nhóm trưởng của dự án cải tiến năng suất tại doanh nghiệp bao gồm: Phương pháp và công cụ xác định và nhận diện vấn đề cần cải tiến (D); thu thập dữ liệu, đo lường năng lực quá trình, sản phẩm (M); thực hiện phân tích số liệu và kiểm định giả thuyết (A) và thực hiện các hành động/ giải pháp cải tiến và đánh giá hiệu quả thực hiện dự án cải tiến (I); tiêu chuẩn hóa và duy trì các cải tiến trong giai đoạn kiểm soát (C) trong phương pháp DMAIC. Học viên thực hành cải tiến theo phương pháp DMAIC thông qua hoạt động tư vấn thực hành tại doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Qua đó, tích lũy kinh nghiệm để ứng dụng/lựa chọn các công cụ/giải pháp phù hợp vào công việc của bản thân và triển khai dự án cải tiến tại doanh nghiệp mình.
Ảnh 1: Các học viên tham gia khóa đào tạo “Chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma”
Bên cạnh đó, học viên đã có cơ hội thực hành tại Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực Miền Bắc nhằm ứng dụng kiến thức để giúp Công ty đưa ra giải pháp cải tiến chất lượng, tiến độ công việc và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Bước đầu, 02 nhóm học viên đã tiến hành khảo sát và triển khai dự án cải tiến tập trung vào hệ thống ERP và thí điểm trên 3 khu vực chính: phòng công nghệ phần mềm, phòng giải pháp và tự động hóa và phòng kỹ thuật vận hành với mục tiêu cụ thể như sau:
Ảnh 2: Các học viên thực hành khảo sát hoạt động tại Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực Miền Bắc
Các lỗi phát sinh trong quá trình xử lý yêu cầu của khách hàng bao gồm: lỗi chứ năng, form; lỗi chuyển đổi; lỗi kết nối; lỗi thiết lập hệ thống; yêu cầu phát sinh riêng của đơn vị; yêu cầu sửa/thêm báo cáo; yêu cầu sửa/thêm mới chức năng/form; yêu cầu chuyển đổi. Sau khi sử dụng biểu đồ Pareto, (1) Lỗi báo cáo, (2) Yêu cầu phát sinh của riêng đơn vị được học viên nhận định xảy ra thường xuyên nhất và là những vấn đề cốt lõi gây ra tình trạng xử lý lỗi chậm (hơn 48 giờ). Do vậy, nếu khắc phục được, Công ty sẽ cải thiện được 80% tổng số lỗi xử lý chậm, qua đó đạt mức cải tiến như mong muốn.
Biểu đồ Pareto được sử dụng trong phân tích tần suất lỗi
Khi đã xác định được những vấn đề chính, học viên tìm hiểu và đưa ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến lỗi báo cáo và yêu cầu phát sinh riêng của đơn vị như:
Trước thực trạng trên, học viên khuyến nghị Công ty ứng dụng một số giải pháp có thể mang lại hiệu quả như sau:
Dựa trên những khuyến nghị của 02 nhóm học, Ban lãnh đạo Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực Miền Bắc sẽ lựa chọn những giải pháp phù hợp, với chi phí thấp nhưng mạng lại hiệu quả cao.
Các khóa đào tạo về Hướng dẫn mô hình Lean 6 Sigma, Chuyên gia thực hành Lean 6 Sigma đai vàng, đai xanh được tiến hành theo đúng lộ trình đặt ra trong nhiệm vụ. Trong quá trình tổ chức, Viện Năng suất Việt Nam đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của học viên từ giảng viên, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, bài tập cho đến công tác hậu cần trong suốt thời gian tổ chức lớp học như: Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế và có phương pháp truyền đạt dễ hiểu, nội dung khóa học có kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp học viên hiểu rõ và nắm vững kiến thức hơn,…Bên cạnh đó khóa học cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng chương trình ngày một tốt và phù hợp nhu cầu thực tế hơn như mở rộng tính ứng dụng nhiều hơn cho lĩnh vực dịch vụ, bổ sung thêm nhiều ví dụ, mong muốn tăng thêm thời lượng của khóa, thiết kế khóa đào tạo chia theo lĩnh vực dịch vụ, sản xuất… Viện Năng suất Việt Nam cũng như chủ nhiệm đề tài ghi nhận để từ đó tiếp tục xây dựng, hoàn thiện giáo trình và nội dung đào tạo phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam.
Với mong muốn nhân rộng đội ngũ cán bộ có thể xác định và triển khai các dự án cải tiến trong doanh nghiệp ngành công nghiệp, Viện Năng suất Việt Nam kiến nghị Bộ Công thương tiếp tục triển khai các khóa tập huấn chuyên sâu về Lean 6 Sigma đai vàng, đai xanh, đai đen cho tất các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và trên phạm vi toàn quốc.
Mai Linh – Hồng Minh
Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam (VNPI)