Đại biểu APO thăm Nhật Bản để học tập về Công nghiệp 4.0

Các thành viên từ 20 quốc gia đã xem xét cách Nhật Bản đang áp dụng CMCN 4.0 để thiết lập cho giai đoạn Xã hội 5.0.

Trong nỗ lực xây dựng năng lực áp dụng Cách mạng công nghiệp thứ tư của các nước thành viên, Tổ chức năng suất châu Á (APO) đã tổ chức một phái đoàn nghiên cứu đến Nhật Bản, từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018, cho các quan chức cao cấp chính phủ tham gia xây dựng chính sách công nghiệp và đại diện các hiệp hội công nghiệp. Phái đoàn nghiên cứu về nâng cao năng suất thông qua các ứng dụng của ngành công nghiệp 4.0 tại Nhật Bản có sự tham gia của 20 đại biểu đến từ các nước thành viên APO và một từ Myanmar.

Các đại biểu thu được kiến thức trực tiếp về cách các tổ chức khác nhau ở Nhật Bản sử dụng các ứng dụng và thiết bị CNTT tiên tiến cũng như trí thông minh nhân tạo (AI) và robot để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Họ cũng đã tìm hiểu về sáng kiến Xã hội 5.0 của Nhật Bản và cách chính phủ và ngành công nghiệp Nhật Bản phối hợp với nhau để áp dụng công nghiệp 4.0 nhằm đáp ứng những thách thức do lực lượng lao động già cỗi.

Ông Hikaru Horiguchi, Giám đốc Ban Thư ký APO đã mô tả cuộc CMCN 4.0 “đặt tất cả các nước trước những thách thức to lớn, chẳng hạn như cần phải thích ứng kịp thời với những thay đổi, nâng cao năng lực công nghệ trong khi chuyển đổi lực lượng lao động.” “Đồng thời, cuộc CMVN 4.0 sẽ tạo ra sân chơi và tạo ra cơ hội lớn cho các nước để phát triển nhảy vọt lên tuyến đầu với lợi ích của tăng năng suất, giảm lãng phí và các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn,” ông nói thêm.

Horiguchi cho rằng tổ chức phái đoàn nghiên cứu là một phần của sự hỗ trợ để giúp tất cả các thành viên APO nắm lấy cuộc CMCN 4.0 thông qua cách tiếp cận từng bước. “Các đại biểu có cơ hội học hỏi từ những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thúc đẩy phát triển Xã hội 5.0 và các ngành liên quan, từ đó xác định cách chúng có thể được áp dụng ở các quốc gia của họ”, ông nói.

Phái đoàn nghiên cứu được tài trợ bởi một khoản trợ cấp tiền mặt đặc biệt từ Chính phủ Nhật Bản cho các bài thuyết trình của các chuyên gia quốc tế APO từ Đức và Nhật Bản và chuyến thăm các công ty FANUC, Fujitsu I-Network Systems Limited và DMG Mori Seiki Co. Những chuyến thăm đó cho thấy các chức năng sản xuất thông minh như là một công cụ bảo trì phòng ngừa và cách ứng dụng học tập sâu được áp dụng cho AI và đào tạo robot. Các đại biểu cũng quan sát IoT được sử dụng trong môi trường nhà máy và cách thức nó hỗ trợ thu thập dữ liệu để đưa ra quyết định đúng đắn.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới