Công ty thép Kobe: Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để quản lý chất lượng

Theo chuyên gia phân tích W. Edwards Deming cho biết, trên 85% vấn đề về chất lượng là do công tác quản lý, và điều đó dường như là trường hợp đã xảy ra với Công ty thép Kobe.

Tại các Công ty thép Kobe, quản lý chất lượng là điều mà ban lãnh đạo luôn chú trọng. Họ thường ủy quyền việc quản lý chất lượng cho một cá nhân hay bộ phận chuyên trách – như trưởng ban chất lượng hay giám đốc chất lượng, và cho rằng mọi thứ sẽ hoạt động như mong muốn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo thường ít đưa ra các đóng góp về biện pháp quản lý chất lượng và không tham gia vào các đánh giá chất lượng thường xuyên.

Nếu sự tham gia của ban lãnh đạo là hời hợt, thì quá trình triển khai áp dụng quản lý chất lượng cũng sẽ trở nên hào nhoáng. Những buổi họp bàn về chiến lược chất lượng của công ty phải do Giám đốc điều hành phối và toàn thể ban lãnh đạo chủ trì. Sự thống nhất và trao đổi thường xuyên giữa ban lãnh đạo và những người trực tiếp thực hiện quản lý chất lượng là cần thiết để xây dựng một chiến lược quản lý đúng nghĩa.

Mặt khác, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Để sản phẩm hay dịch vụ đạt chất lượng tốt và nhận được đón nhận bởi khách hàng thì việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp là không thể thiếu. Dưới đây là năm yếu tố quan trọng đã giúp Thép Kobe xây dựng nền văn hóa lành mạnh cho doanh nghiệp.

Không bao giờ phớt lờ bất cứ điều không thể chấp nhận được. Điều này bao gồm hành vi không thể chấp nhận, thực tiễn không thể chấp nhận hay các sản phẩm không thể chấp nhận, v.v.

Nếu có những thói quen hay hành không được chú ý hoặc bị phớt lờ, chúng trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ: việc không khiển trách trước những sai phạm trong vấn đề quản lý hay hành động theo lối tắt trong khi thực hiện kiểm tra lần cuối, những việc này đều có thể hình thành những văn hóa xấu tại doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi nói điều gì đó khác thường, không chỉ trong phận sự của cá nhân mà còn về các vấn đề liên quan đến các phòng ban khác và thậm chí là toàn doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhớ rằng những nhân viên là những người tiếp xúc gần gũi nhất với quy trình sản xuất và khách hàng, bởi vậy những ý tưởng cải tiến của họ luôn đáng được cân nhắc. Bí quyết của việc quản lý hàng đầu không chỉ nằm trong việc tạo môi trường cởi mở cho nhân viên mà còn khai thác được các ý tưởng của họ – kho báu nằm trong tâm trí mỗi con người.

Trao quyền cho nhân viên hành động nếu cần. Đối với nhân viên phụ trách sản xuất, điều này có nghĩa là họ có quyền tạm ngưng sản xuất nếu sản phẩm đầu ra không có chất lượng tốt. Đối với nhân viên khách hàng, điều này có nghĩa là họ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề của khách hàng tại chỗ.

Các nhà lãnh đạo trong công ty phải là người đi đầu trong việc thực hiện một điều gì đó. Tức là thay vì chỉ đề xuất những điều họ muốn thấy, chính họ cũng cần thể hiện và sống theo những giá trị mà tổ chức luôn tán thành. Những nhà lãnh đạo nên biết rằng nếu họ muốn thấy những thay đổi văn hóa tích cực, họ phải chứng minh cho người khác thấy đó là những thay đổi tích cực.

Nhìn chung, không có lối tắt để xây dựng một nền văn hóa tốt cho doanh nghiệp. Văn hóa của doanh nghiệp phải được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt nhất, và phải được thực hiện từ nhưng cấp cao nhất của tổ chức – đó là ban lãnh đạo.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới