Công ty sản xuất lốp Bồ Đào Nha tiết kiệm nhờ sử dụng phương pháp DMAIC của Six sigma

Một công ty sản xuất lốp xe ở Bồ Đào Nha đã có một nghiên cứu tuyệt vời trong việc áp dụng phương pháp DMAIC của Six sigma để làm thế nào đạt được hiệu quả trong sản xuất. Nghiên cứu này đã được công bố tại hội nghị quốc tế về kỹ thuật sản xuất năm 2017 được viết bởi  giáo sư F.J.G Silva- trường đại học bách khoa Porto Bồ Đào Nha. Báo cáo này đã chỉ ra việc áp dụng Six sigma tập trung vào cải thiện trong quá trình sản xuất lốp là tạo gai và hông lốp. Mục tiêu của giải pháp là giảm chất thải trong quá trình này.

Quá trình nghiên cứu

Công ty đã tập trung vào những cải tiến trong quy trình ép đùn cao su, đặc biệt là công đoạn trộn, điều chế, tạo hình. Bộ phận trộn tiếp nhận nguyên liệu thô và chuyển thành tấm phức hợp để sử dụng trong bộ phận điều chế trên 7 dây chuyền tập trung vào gai lốp xe và hông lốp xe.Công đoạn cuối của quá trình này là bộ phận tạo hình.

Lượng nguyên liệu được tạo ra từ quá trình được tái sử dụng cho các mục đích khác, có thể là một chất chỉ thị để công ty biết được hiệu quả vận hành của máy móc. Mục tiêu là giới hạn lượng chất thải phát sinh trong quá trình tạo gai và hông lốp.

Công ty đã thực hiện nghiên cứu này theo chu trình DMAIC như sau:

Xác định (Define): Để xác định chính xác vấn đề xảy ra tại quá trình thực hiện, công ty đã lập ra một bản điều lệ để nhìn nhận vấn đề, thiết lập mục tiêu và xác định rõ phạm vi vấn đề:

  • Thiết lập trường hợp sản xuất về cách dự án sẽ tác động đến tổng thể chiến lược
  • Đo lường rõ tác động với hoạt động sản xuất hiện tại.
  • Tạo một phạm vi rõ ràng để thực hiện chiến lược dự án

Đo lường (Measure)

Để xử lý vấn đề của quá trình đùn, họ sẽ tiến hành thu thập dữ liệu chính là nguồn nguyên liệu dư thừa trong quá trình này. Lượng dữ liệu này được thu thập trong 30 tuần, với 10 lần thử nghiêm trong 3 giờ thực hiện trong mỗi tuần. Sau khi thực hiện xong công đoạn này, họ có thể xác định được tỷ lệ phần trăm vật liệu không được sử dụng trong quá trình tạo gai và hông lốp xe.

Phân tích (Analyze): Với lượng dữ liệu đo lường được mọi người sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra lượng nguyên liệu bị lãng phí. Sử dụng sơ đồ Ishikawa để tìm mối liên hệ giữa các hoạt động, đầu vào trong quá trình và lý do nguyên liệu không được sử dụng. Họ phát hiện thấy một máy của quá trình tạo hông lốp xe không hoạt động tốt như các máy còn lại dẫn đến tạo ra nhiều nguyên liệu thừa. Trong quá trình tạo gai lốp, họ phát hiện thấy việc cấp nhiên liệu có vấn đề dẫn đến tắc nghẽn.

Cải tiến (Improve):  Để cải thiện vấn đề này chính là việc cải tiến máy móc và thay đổi quy trình nạp nhiên liệu để giúp các máy vận hành tốt.

Kiểm soát (Control):  Với những cải tiến tại chỗ, dữ liệu về những thay đổi trong quá trình sẽ được thu thập. Với phương pháp cải tiến này giúp công ty giảm lãng phí nguyên liệu 5 tấn/ngày. Sau khi thanh toán chi phí đầu tư cải tiến máy móc, lợi nhuận của công ty tăng 165.000 euro mỗi năm.

Giáo sư Silva đã tổng kết rằng:” Áp dụng phương pháp Six Sigma đóng vai trò quyết định trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra, đảm bảo có cách tiếp cận hệ thống và có kỷ luật với các vấn đề thông qua chu trình DMAIC.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới