Hiện nay, trong các nhà máy sản xuất, cần một tiếp cận có hệ thống là nền tảng cho sự bền vững, vì việc tập trung riêng lẻ vào thực hiện các công cụ/giải pháp cải tiến sẽ không tạo ra hiệu quả lâu dài và bền vững.
Các tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh về sản xuất tiên tiến cho thấy ba yếu tố thúc đẩy cải tiến năng lực cạnh tranh gồm Sự sẵn sàng của tổ chức, năng lực triển khai chiến lược và năng lực triển khai công cụ.
Trong khi mọi công ty sản xuất đều mong muốn cải thiện QCDS (Q – Chất lượng, C – chi phí, D – giao hàng đúng hạn và S – An toàn) và thỏa mãn khách hàng, thì các lựa chọn về “Trọng điểm chiến lược cải tiến” mới là yếu tố đóng vai trò quyết định trong dẫn dắt và thúc đẩy cải tiến. Dựa trên chiến lược cạnh tranh phát triển, các công ty cần đưa ra Trọng điểm chiến lược cải tiến, và sau đó đưa ra các chương trình cải tiến (xem hình).
+ Chiến lược phát triển cạnh tranh: Đưa ra các quan điểm định hướng sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của mình trong dài hạn.
+ Các trọng điểm chiến lược cải tiến: Đưa ra các nguyên tắc và trọng điểm mang tính chiến lược nhằm dẫn dắt các hoạt động cải tiến trong trung hạn.
+ Các chương trình cải tiến: đóng vai trò như phương tiện nhằm hiện thực hóa các trọng điểm chiến lược cải tiến và theo đuổi chiến lược phát triển cạnh tranh.
Trong khuôn khổ nhiệm vụ của Bộ Công Thương giao, công ty P&Q Solutions đã hướng dẫn trực tiếp cho 6 công ty về đánh giá năng lực cạnh tranh về sản xuất của mỗi công ty này; và hướng dẫn 6 công ty này đưa ra các chủ đề cải tiến.
Các công ty tham gia chương trình đã được đánh giá về năng lực cạnh tranh về sản xuất, qua đó đã:
Công ty CP Công nghiệp JK Việt Nam là một trong 6 công ty đã tham gia vào chương trình đánh giá MCF của Bộ Công Thương chủ trì (giao công ty P&Q Solutions thực hiện). Công ty CP công nghiệp JK Việt Nam thành lập từ năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ. Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng khi áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng trong quy trình sản xuất tuân thủ ISO 9001 – 2008, JK Việt Nam còn đặc biệt quan tâm tới việc tăng cường các nhà máy có vị trí thuận lợi, hạ tầng khép kín để mở rộng sản xuất, kịp thời cung ứng những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Nhà máy sản xuất của JK Việt Nam đặt tại Lô CN2- KCN Phú Nghĩa (Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) được đầu tư vốn 32 tỷ đồng. Số lao động tăng từ 250 lao động năm 2007 lên 400 lao động năm 2020.
Hiện, JK Việt Nam đang cung cấp sản phẩm cho nhiều tên tuổi như Honda Vietnam Co., Ltd.; Yamaha Vietnam Co., Ltd; Piaggio Vietnam Co. Ltd; Vietnam Nippon Seiki Co., Ltd.; Daiwa ThangLong Plastic Co. Ltd.; Arai Viet Nam Co., Ltd
Dưới đây trình bày kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh tại công ty JK để hỗ trợ công ty xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
Công ty JK có hai lĩnh vực đạt trên 3 điểm (thang điểm 4) là: Hệ thống quản lý và Quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, công ty có 4 lĩnh vực có số điểm gần 3, và một lĩnh vực có số điểm thấp nhất là: “cơ cấu và phát triển nhân sự” với số điểm chỉ là 2,08 điểm (thang điểm 4).
Lĩnh vực cơ cấu và phát triển nhân sự có 3 điểm thành phần, trong đó thành phần Phát triển nhân sự đạt điểm thấp nhất, chỉ 35% (7/20 điểm) và Cơ cấu tổ chức dù cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt 47% (14/30 điểm).
Thông qua công cụ đánh giá MCF (đánh giá năng lực cạnh tranh về sản xuất) đã xác định được điểm mạnh của công ty trong lĩnh vực Cơ cấu và phát triển nhân sự gồm: 1) Có một cơ cấu tổ chức và được thích nghi khi có các thay đổi về định hướng chiến lược và quản lý; 2) Bước đầu xây dựng mô tả công việc cho các vị trí dựa trên tự đề xuất công việc của mỗi người; 3) Ma trận kỹ năng đã được sử dụng cho phê duyệt và đào tạo, phát triển nhân sự.
Đồng thời, thông qua công cụ đánh giá MCF (đánh giá năng lực cạnh tranh về sản xuất) công ty cũng được xác định điểm yếu trong lĩnh vực Cơ cấu và phát triển nhân sự gồm: 1) Cơ cấu tổ chức hiện tại có các chức năng liên quan đến chuỗi cung ứng trải ra nhiều nhánh quản lý, bộ phận toàn kiểm tách rời gây rủi ro trong phản hồi thông tin; 2) Hệ thống quy định chức năng, nhiệm vụ và mô tả công việc thiếu đầy đủ và tiêu chuẩn; 3) Thiếu các chương trình đào tạo và phát triển cụ thể về quản lý/lãnh đạo, triển khai sản phẩm mới, vận hành sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng; 4) Chưa có tiếp cận và cơ chế mang tính hệ thống về quản lý động lực nhằm tạo lực lượng nhân sự có hiệu suất cao.
Dựa trên kết quả đánh giá MCF (đánh giá năng lực cạnh tranh về sản xuất) lãnh đạo Công ty thể hiện cam kết cao và mong muốn tham gia vào đề án nhằm hoạch định và thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới đây.
Trên cơ sở thống nhất với Ban lãnh đạo Công ty, các mục tiêu của chương trình tư vấn, hướng dẫn tại Công ty CP Công nghiệp JK Việt Nam được xác nhận bao gồm:
Kết quả hướng dẫn, ngoài việc công ty nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu trong các khía cạnh liên quan đến năng lực sản xuất, công ty còn lập được kế hoạch trong hai năm tới (kế hoạch trung hạn) để thực hiện các cải thiện thông qua các chủ đề cải tiến, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về sản xuất so với các công ty khác; đồng thời, 3 chủ đề cải tiến đã được thực hiện tại công ty làm động lực triển khai kế hoạch trung hạn này.
Văn phòng NSCL