Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2016 được phê duyệt (bao gồm cả kinh phí KCQG và KCĐP) của 63 tỉnh, thành phố là 230,9 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Khuyến công quôc gia được giao là 103,7 tỷ đồng, chiếm 44,9% tổng kinh phí (tăng 2,2% so với kế hoạch năm 2015).
Theo báo cáo, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2016 được duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 125 tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch năm 2015. Trong đó, kinh phí KCQG hỗ trợ là 56,6 tỷ đồng, giảm 4% so với kế hoạch năm 2015 trên khu vực, chiếm 45% kinh phí khuyến công toàn vùng; 28/28 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch kinh phí KCĐP, với tổng kinh phí là 68,5 tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch năm 2015, chiếm 54% tổng kinh phí KCĐP của cả nước.
Tại Hội nghị tổng kết công tác khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 11 năm 2016 tại Ninh Bình, Báo cáo về công tác khuyến công 9 tháng đầu năm, cả vùng đã có 20/29 Trung tâm thực hiện hoạt động TVPTCN. Trong 9 tháng đầu năm 2016, đã tư vấn cho 225 dự án, với doanh thu ước đạt 7,5 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch.
Đã có 194/234 hợp đồng được triển khai thực hiện từ kinh phí KCQG, giao nhiệm vụ cho các tổ chức khác 64/64 đề án với kinh phí 90,1 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch KCQG năm 2016. Kinh phí được giao cho khuyến công địa phương (KCĐP) là 127,2 tỷ đồng, chiếm 55% tổng kinh phí (tăng 9,7% so với kế hoạch năm 2015). Các nội dung thực hiện cụ thể là đã tổ chức đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho 4.875 lao động, đạt 82% kế hoạch, với kinh phí giải ngân là 8,6 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch kinh phí. Trong đó: (i) KCQG hỗ trợ 500,5 triệu đồng; (ii) KCĐP hỗ trợ 8,1 triệu đồng; Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khởi sự cho 2.940 người, giải ngân 3,5 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch; Tổ chức trình diễn được 19 mô hình trình diễn kỹ thuật; hoàn thành hỗ trợ 203 cơ sở CNNT chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại; Tổ chức hỗ trợ gần 133 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ trong nước…
Nhìn chung, hoạt động khuyến công của 28 tỉnh phía Bắc đã bám sát mục tiêu trên cơ sở cụ thể hóa bằng các dự án, đề án và có nội dung hoạt động cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nhu cầu, khả năng tiếp cận của đối tượng hưởng thụ. Chương trình khuyến công đã khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn thúc đẩy sản xuất, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ.
Văn phòng NSCL (tổng hợp)