Công cụ quản lý Benchmarking

Benchmarking là một công cụ so sánh, giúp cải thiện năng suất của một tổ chức. Benchmarking là “một quá trình liên tục đánh giá, đo lường những sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động của mình với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc những tổ chức dẫn đầu trong ngành” hay như cách diễn giải của Bob Camp, VP của Xerox, là “Benchmarking là thừa nhận những gì người khác có thể làm tốt hơn bạn”. Công cụ Benchmarking ra đời tại Hoa Kỳ vào thập niên 70 và nguồn gốc của công cụ này bắt nguồn từ Tập đoàn Xerox. Sau đó, Bencharking được áp dụng tại nhiều công ty sản xuất khác, và một vài năm trở lại đây, Benchmarking đã được phổ biến áp dụng vào các lĩnh vực khác như: cơ quan Nhà nước, bệnh viện và các trường đại học. Công ty Xerox áp dụng Benchmarking để giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả quản lý kho hàng: Năm 1970, Công ty Canon của Nhật đã giới thiệu loại máy photocopy cùng loại với hãng Xerox làm thị phần của Xerox giảm xuống. Xerox đã quyết định thay đổi chính sách của mình, thực hiện benchmark giống như quá trình của Canon, với mục tiêu đặt ra là giảm chi phí; Ngoài ra, khi Xerox đang muốn cải tiến kho chứa hàng, thì Xerox biết được thông tin giới thiệu về cách quản lý kho của công ty Bean. Xerox đã benchmarking với công ty Bean dù lĩnh vực kinh doanh của hai công ty là khác nhau. Xerox đã cử một đoàn cán bộ đến công ty Bean để học tập cách thiết kế kho hàng tốt hơn mà không cần kỹ thuật cao. Kết quả, từ năm 1980 đến năm 1985, Xerox đã thích nghi với kỹ thuật của Nhật để áp dụng, và cắt giảm được 50% chi phí sản xuất, 60% chi phí tồn kho. Kể từ đó thị phần của Xerox ở Mỹ tăng từ 18% lên 80%. Công ty ô tô Ford áp dụng Benchmarking để cải tiến sản phẩm Benchmarking trong nội bộ tại công ty ô tô Ford: Những năm 90, Công ty Ford đã sử dụng benchmarking để lập dây chuyền sản xuất xe hơn Taurus và Sable. Để chuẩn bị, công ty đã phỏng vấn các khách hàng về 400 đặc tính của xe hơi. Công ty Ford đã xem xét một cách hệ thống các giải pháp tốt nhất đối với 400 đặc tính đó trên các kiểu xe khác, và bắt chước cải tiến. Kết quả, sau một năm, mẫu xe ra mắt đã thành công đối với 320 đặc tính trong số 400 đặc tính nói trên. Có thể hiểu đơn giản, benchmarking là cách thức cải tiến chất lượng một cách hệ thống, trọng điểm, bằng cách tìm hiểu xem tổ chức khác làm điều đó như thế nào mà đạt kết quả tốt hơn mình, sau đó áp dụng vào tổ chức mình.

Văn phòng NSLC (tổng hợp)

Tin mới