Universal Robots, công ty sản xuất robot hàng đầu, đang nâng cao năng suất, chất lượng đầu ra và an toàn lao động, giúp tiết kiệm chi phí hàng năm trên 80.000 USD tại PT JVC Electronics Indonesia.
Theo chủ trương quyết tâm đẩy mạnh và chuyển đổi ngành công nghiệp của Chính phủ, ngành công nghiệp 4.0 được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ để nắm bắt cơ hội. Song song đó, việc đào tạo nhân lực được chú trọng để sử dụng các kỹ thuật nâng cao của công nghệ tiên tiến. Tính linh hoạt của robot tự động cho phép ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho các lĩnh vực truyền thống cũng như phi truyền thống.
Robots lợi ích cho doanh nghiệp
Universal Robots hiện diện trong hơn 23.000 lĩnh vực sản xuất, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, trong các ngành công nghiệp khác nhau. Ở Việt Nam, robot hợp tác (cobots) được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử, tiêu dùng, dệt may, dầu và giày dép.
Bà Shermine Gotfredsen, Tổng Giám đốc Universal Robots tại Đông Nam Á và Châu Đại Dương cho biết: “
Chúng tôi đang hợp tác với JEIN để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang sản xuất thông minh hơn và tăng trưởng bền vững. Thành công tự động hóa của JEIN là cách thức tích hợp cobot giúp các doanh nghiệp trên khắp Đông Nam Á nâng cao quy trình sản xuất, duy trì tính cạnh tranh. Cobot được áp dụng trong ngành công nghiệp điện tử, tạo ra năng suất cao hơn, cải thiện an toàn và giảm cho nhân viên những công việc vất vả và lặp đi lặp lại. Cobot còn áp dụng trong các lĩnh vực khác như ô tô, dược phẩm, hóa học, thực phẩm và nông nghiệp”.
Theo bà Shermine Gotfredsen, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Tự động hóa có thể nâng tầm vị thế kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh chi phí hoạt động tăng cao. Đối với JEIN, cobots giảm chi phí hoạt động hàng năm khoảng 80.000 USD, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng đầu ra. Điều này cũng đã thúc đẩy nhân viên nâng cao trình độ, để những công nhân hiện tại được trang bị đầy đủ kiến thức để cài đặt và vận hành cobots.
“Để hỗ trợ đào tạo về người máy, chúng tôi có Học viện Universal Robots, có các tiêu chuẩn học tập trực tuyến miễn phí để hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và đào tạo về robot. Hơn 20.000 người dùng từ 132 quốc gia đã đăng ký khóa đào tạo bao gồm thực hành thông qua các mô hình mô phỏng tương tác”. Bà Shermine Gotfredsen cho biết thêm.
Tiềm năng từ ngành công nghiệp điện tử
Điện tử là ngành xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp 71 tỷ USD vào năm 2017. Các doanh nghiệp điện tử trên cả nước đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua, số lượng công nhân trong ngành cũng đã tăng lên hơn 500.000 người. Chính phủ đã công bố Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, ưu tiên tầm quan trọng của robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao.
Không giống như robot truyền thống cồng kềnh, cobots di động, giá cả phải chăng, sửa đổi cho các ứng dụng khác nhau. Các ngành công nghiệp điện tử sử dụng cobots trong một loạt các quy trình bao gồm xử lý, lắp ráp, kiểm tra và thử nghiệm, đóng gói, hay thậm chí là phân bố và phủ bảng mạch. Điện tử là nhà tích hợp lớn thứ hai của cobot công nghiệp, chiếm 18% nhu cầu toàn cầu trong năm 2015. Đến năm 2021, ngành công nghiệp điện tử được dự báo sẽ đầu tư khoảng 475 triệu USD vào cobots.
Ngành công nghiệp điện tử ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng khi nhu cầu về các thiết bị công nghệ và thiết bị điện tăng lên. Điện tử là khu vực xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, chiếm 25% tổng xuất khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, hai lĩnh vực xuất khẩu cốt lõi của Việt Nam là dệt may và giày dép, thì việc chuyển đổi các hoạt động sản xuất thông qua robot có tiềm năng lớn. Cốt lõi của vấn đề là cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất, tạo đà cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường mới và tăng khả năng cạnh tranh.
Nguồn: enternews.vn