Thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và Chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, trong năm 2017-2018, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp với các nội dung như sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Dệt may, Da giầy, Nhựa, Hóa chất, Năng lượng, Thép, Cơ khí, Điện tử – Tin học và Chế biến thực phẩm, Khai thác và chế biến khoáng sản chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang phiên bản mới ISO 9001:2015 (Tổ chức 10 khóa tập huấn và hỗ trợ chuyển đổi cho 36 doanh nghiệp);
- Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Dệt may, Da giầy, Nhựa, Hóa chất, Năng lượng, Thép, Cơ khí, Điện tử – Tin học và Chế biến thực phẩm, Khai thác và chế biến khoáng sản đào tạo và chuyển đổi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sang phiên bản mới ISO 14001:2015 (Tổ chức 5 khóa đào tạo hỗ trợ chuyển đổi cho 22 doanh nghiệp);
- Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực Cơ khí phụ trợ sản xuất ô tô, xe máy áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 16949 (Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn áp dụng và tổ chức đánh giá cấp chứng nhận áp dụng cho 05 doanh nghiệp);
- Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nhựa và cơ khí (Có mức tiêu thụ năng lượng từ 1000TOE/năm trở lên) áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 (Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn áp dụng và tổ chức đánh giá cấp chứng nhận áp dụng cho 12 doanh nghiệp);
- Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp chế biến thực phẩm thuộc các ngành do Bộ Công Thương quản lý (có số lao động trên 100 người) áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 (Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn áp dụng và tổ chức đánh giá cấp chứng nhận áp dụng cho 12 doanh nghiệp);
- Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các ngành: Dệt may, Da giầy, Điện tử và Cơ khí về đào tạo và áp dụng thí điểm mô hình LEAN – 6 Sigma (Tổ chức 06 khóa tập huấn; Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và đánh giá kết quả áp dụng cho các doanh nghiệp được lựa chọn);
- Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Dệt may, Da giầy, Nhựa, Hóa chất, Năng lượng, Thép, Cơ khí, Điện tử – Tin học và Chế biến thực phẩm, Khai thác và chế biến khoáng sản về đào tạo, hướng dẫn triển khai Thực hành tốt 5S (Tổ chức 10 khóa tập huấn; Hướng dẫn triển khai và lập hồ sơ cấp chứng nhận thực cho 36 doanh nghiệp).
Yêu cầu chung với các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia chương trình là cần có cam kết đối ứng ít nhất 30% chi phí tư vấn và chứng nhận.
Xem nội dung chi tiết
tại đây.
Văn phòng NSCL