Chứng nhận HALAL và tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất

Theo con số gần đây nhất được Diễn đàn Halal Thế giới công bố, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt từ 1,2 đến 2 nghìn tỷ USD một năm.

Tiềm năng cho công ty Việt Nam

Người Hồi giáo chiếm ¼ dân số thế giới và chiến ½ dân số khu vực ASEAN. Do vậy, ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo (có chứng nhận Halal) là ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.

Nhu cầu toàn cầu về thực phẩm Halal trị giá tới 1,93 triệu tỷ USD mới chỉ được đáp ứng xấp xỉ 10%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nếu biết tận dụng những lợi thế tài nguyên và chủ động trong việc thực hiện thủ tục đảm bảo chất lượng hàng hóa.   

Tuy nhiên, để có thể tham gia vào thị trường này, các doanh nghiệp sản xuất cần có chứng nhận Halal. Chứng nhận Halal là giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu của Shari’ah Islamiah (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất. Khi đã có chứng nhận này, doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo.

Công ty đạt chứng nhận Halal

Đã có hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường như Đài Loan, Nepal Malaysia, Indonexia, Brunay và Trung Đông (các thị trường lớn tiêu thụ thực phẩm Halal). Việt Nam có lợi thế về nguồn nông nghiệp như cacao, café, gạo, lúa mạch, các sản phẩm từ biển, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả… nên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của người Hồi giáo.

Nắm bắt được tiềm năng của thị trường, trong các năm gần đây, mỗi năm nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm. Trong đó có thể kể đến như Orion Vina, Vinamilk, Nestle Việt Nam, Công ty dầu thực vật Tường An, Tổng công ty thủy sản Minh Phú và Tổng công ty thủy sản An Phú, công ty Đường Biên Hòa…

Đặc biệt, các doanh nghiệp nào đã được cấp chứng chỉ HACCP hoặc ISO 22000:2005 sẽ dễ dàng hơn trong việc được cấp chứng chỉ Halal.

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal (thực phẩm Halal) sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới. Do vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Hồi giáo là một hướng đi có tiềm năng của các quốc gia có thế mạnh trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, trong đó có Việt Nam.

Văn phòng NSCL tổng hợp

Tin mới