Xây dựng văn hóa thích nghi cho quy trình chuyển đổi số
Với xu hướng và mức độ đầu tư của những thương hiệu lớn vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, có thể thấy được những kỳ vọng về sự tăng trưởng của lĩnh vực này trong tương lai gần. 95% các báo cáo cho thấy tốc độ chuyển đổi số sẽ tăng mạnh trong vòng 3-5 năm tới, và có khoảng 20% doanh nghiệp trong số đó hứa hẹn sẽ thực hiện quy trình này một cách triệt để.
Chuyển đổi số là một quá trình dài hạn. Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành quy trình chuyển đổi số, vẫn có rất nhiều điều bạn cần làm để tối ưu hóa những lợi ích đạt được từ quy trình này.
Trong 2 năm trở lại đây, sự tiến bộ về công nghệ đã mang đến nhiều sáng kiến nhằm tinh giản quy trình số hóa doanh nghiệp. Thay vì thực hiện số hóa hệ thống vận hành một cách tràn lan, cấc nhà quản lý có thể thực hiện các dự án nhỏ để tháo gỡ các nút thắt có thể làm chậm tiến trình chuyển đổi số trước. Việc này đem lại những kết quả nhãn tiền, đồng thời cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc thực hiện toàn bộ quy trình số hóa sau này.
Những thách thức còn tồn tại
Những thách thức luôn là một phần trong mỗi quy trình chuyển đổi và số hóa không phải là ngoại lệ. Theo một số báo cáo gần đây về việc thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khan sau:
Một số ít doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề về cấu trúc hoạt động của tổ chức, và điều này đang ngăn cản việc đưa ra các quyết định cuối cùng. Một phần nguyên do cũng đến từ sự thiếu động lực làm việc của nhân viên và sự không thấu hiểu giữa các nhà quản lý. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt ngân sách và sự không đồng bộ giữa hệ thống quản lý hiện hành và quy trình số hóa cũng là những vấn đề vô cùng nan giải.
Thách thức của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số bao gồm tổ hợp của những vấn đề về cả công nghệ và con người. Khi được hỏi điều gì là khó khăn nhất khi tiến hành chuyển đổi số thì câu trả lời được các bên đưa ra là do thay đổi văn hóa làm việc và cách tổ chức bộ máy.
Đối tác là nhân tố quan trọng giúp đem lại thành công
Cho dù nó là nâng cấp giải pháp IoT, thay đổi cấu trúc nhà máy hay tận dụng tốt hơn các công nghệ tiên tiến, 88% những người được hỏi đều khẳng định rằng các đối tác sản xuất của họ nắm vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Một trong số đó hi vọng đối tác sản xuất của họ có thể mang lại những thay đổi cần thiết hoặc cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích hơn. Trong khi đó những người khác mong rằng họ sẽ giúp xác định được những sự thay đổi về công nghệ sẽ xảy đến trong tương lai. Một số người tham gia có chia sẻ rằng họ mong muốn học được nhiều hơn từ kinh nghiệm của các đối tác và đồng thời cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho ho để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Văn phòng NSCL biên dịch