Ngành công nghiệp xi măng đang đối mặt với rất nhiều thử thách nếu muốn thực hiện sản xuất bền vững. Sản xuất xi măng vốn là một ngành sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch, năng lượng và phát sinh lượng chất thải lớn. Do đó, đánh giá tiềm năng sản xuất bền vững trong ngành xi măng đang càng ngày trở nên hết sức cần thiết. Bài viết đề xuất một bộ Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) để đánh giá sản xuất bền vững phù hợp với ngành xi măng, dựa trên 3 cột trụ của phát triển bền vững.
Trước khi bắt đầu nghiên cứu, việc xem xét tài liệu đã được thực hiện để xác định các chỉ số thường được sử dụng trong đánh giá sản xuất bền vững. Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá sản xuất bền vững trong ngành công nghiệp xi măng theo Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững (WBCSD) gồm tấn xi măng/MJ, tỷ lệ thay thế nguyên liệu và nhiên liệu, đầu ra không phải là sản phẩm, CO2 ròng/tấn xi măng, và tỷ lệ sự cố. Bên cạnh đó, có một số chỉ số được đề xuất bởi nhiều tổ chức như ISO 14031, Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Bài viết sử dụng phương pháp quy trình phân tích thứ bậc (AHP) để ưu tiên các chỉ số thực hiện bằng cách tổng kết ý kiến của các chuyên gia. Hy vọng rằng các KPI được đề xuất sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp xi măng đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất bền vững cũng như tăng sức cạnh tranh.
Phương pháp luận
Phương pháp luận gồm 3 giai đoạn chính. Đầu tiên, các chỉ số KPI cho đánh giá sản xuất bền vững được xác định và tham khảo từ tài liệu. Thứ 2, các chỉ số KPI sau đó được phê duyệt để đem vào thực hành công nghiệp. Cuối cùng, đánh giá thực hiện sản xuất bền vững dựa trên các chỉ số KPI đã xây dựng sử dụng phương pháp quy trình phân tích cấp bậc. Chi tiết được trình bày trong các phần sau.
Xác định các chỉ số KPI
Nghiên cứu này bắt đầu với việc xây dựng các chỉ số KPI ban đầu để đánh giá SXBV trong ngành công nghiệp xi măng thông qua nghiên cứu tài liệu tại bàn. Các chỉ số KPI ban đầu được xây dựng bằng cách áp dụng 3 cột trụ của PTBV bao gồm kinh tế, môi trường và các yếu tố xã hội. Kết quả là, các chỉ số KPI ban đầu bao gồm 3 yếu tố được chia thành 9 chỉ số được xác định như trong Bảng 1.
Tiến hành khảo sát
Các chỉ số KPI ban đầu được xác nhận bởi một cuộc khảo sát ngành công nghiệp tiến hành cho một công ty sản xuất xi măng đặt tại Padang, Indonesia. Được thành lập vào năm 1910, công ty là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên tại Indonesia. Hiện nay, công ty đã có bốn nhà máy với tổng công suất sản xuất 5.240.000 tấn mỗi năm. Công ty đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 và OHSAS 18001.
Bảng 1. Các chỉ số KPI ban đầu để đánh giá SXBV
Yếu tố |
Chỉ số |
1. Kinh tế |
1. Chi phí kiểm kê
2. Chi phí lao động
3. Chi phí nguyên liệu
4. Phân phối sản phẩm
5. Thay thế nguyên liệu |
1. Môi trường |
6. Phát thải khí
7. Tiêu thụ năng lượng
8. Tiêu thụ nhiên liệu
9. Tiêu thụ nguyên liệu
10. Ô nhiễm tiếng ồn
11. Đầu ra không phải sản phẩm
12. Sử dụng nước
13. Sử dụng đất |
2. Xã hội |
14. Tỷ lệ sự cố/tai nạn
15. Sự tham gia của công nhân
16. Quan hệ lao động
17. Bình đẳng giới
18. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
19. Tập huấn và đào tạo |
Tổng cộng có 12 cán bộ quản lý của bộ phận sản xuất được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của mỗi chỉ số KPI để đánh giá sản xuất bền vững trong ngành công nghiệp xi măng. Một thang điểm Likert năm điểm xếp từ 1 (không quan trọng) đến 5 (rất quan trọng) được sử dụng để đánh giá quan điểm của các nhà quản lý về mức độ quan trọng của các chỉ số KPI. Các giá trị đánh giá mức độ quan trọng trung bình dao động từ 3,083-4,750 như trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Giá trị quan trọng có nghĩa của các chỉ số KPI
Chỉ số |
Trung bình |
Chi phí nguyên liệu |
4,75 |
Tiêu thụ năng lượng |
4,667 |
Chi phí kiểm kê |
4,667 |
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp |
4,667 |
Tiêu thụ nhiên liệu |
4,5 |
Chi phí lao động |
4,5 |
Tỷ lệ tai nạn |
4,417 |
Tập huấn và đào tạo |
4,417 |
Phân phối sản phẩm |
4,333 |
Phát thải khí |
4,250 |
Quan hệ lao động |
4,083 |
Tiêu thụ nguyên liệu |
4,083 |
Sự tham gia của nhân viên |
3,833 |
Ô nhiễm tiếng ồn |
3,833 |
Tiêu dùng nước |
3,750 |
Bình đẳng giới |
3,417 |
Tiêu dùng đất |
3,417 |
Đầu ra không phải sản phẩm |
3,083 |
Kết quả cho thấy chi phí nguyên liệu được xem là chỉ số KPI quan trọng nhất với giá trị quan trọng trung bình là 4,75. Theo sau đó lần lượt là tiêu thụ năng lượng, chi phí kiểm kê, và an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với giá trị quan trọng trung bình bằng nhau với 4,667. Mặt khác, sự tham gia của nhân viên, ô nhiễm tiếng ồn, sử dụng nước, bình đẳng giới, sử dụng đất, và đầu ra không phải sản phẩm được xem là những chỉ số ít quan trọng nhất.
Dựa trên các kết quả thu được, các chỉ số KPI về đánh giá sản xuất bền vững trong ngành xi măng đã được điều chỉnh. 6 chỉ số KPI đã bị loại bỏ khỏi các KPI đã xác định ban đầu. Cuối cùng, 3 yếu tố với tổng 13 chỉ số đã được đề xuất như là các KPI cho đánh giá sản xuất bền vững trong ngành xi măng.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: sciencedirect