Câu hỏi trắc nghiệm về Quản lý năng suất chất lượng (Phần 2)

Để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, các công ty thường có phòng Quản lý chất lượng chuyên trách. Tuy nhiên, phòng quản lý chất lượng không phải là đơn vị duy nhất thực hiện quản lý chất lượng mà toàn bộ cán bộ của công ty phải được phổ biến rõ ràng, đầy đủ và tham gia thực hiện quản lý chất lượng trong phạm vi công việc của mình. Dưới đây tổng hợp một số trường hợp phát sinh trong hoạt động sản xuất, dùng làm các câu hỏi trắc nghiệm cho kỹ sư các phòng ban, người vận hành máy, thiết bị và công nhân trong dây chuyền sản xuất. Phần 2 này tập trung vào các trường hợp đối với thiết bị đo, thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm. (Chọn câu trả lời là Đúng hoặc Sai)
  1. Nội dung của quy định về khác thường công đoạn không bao gồm hư hỏng về máy móc sản xuất.
  2. Khi phát hiện ra phế phẩm do máy móc bị hư, phải kiểm tra toàn bộ hàng tồn kho những sản phẩm do máy này chạy ra.
  3. Khi sản xuất một sản phẩm nào đó thường xuyên do nhớ rõ điều kiện thao tác nên không cần chuẩn bị bản vẽ.
  4. Khi sản xuất đúng điều kiện thao tác trên bản vẽ nhưng không thể làm ra được sản phẩm thì phải báo cáo lên cấp trên.
  5. Khi sản xuất đúng điều kiện thao tác trên bản vẽ nhưng không thể làm ra được sản phẩm thì phải tự phán đoán thay đổi điều kiện thao tác.
  6. Do máy kiểm tra hay báo lỗi sai, nên khi sản xuất, nếu máy báo sản phẩm NG (not good) thì có thể là máy báo lỗi sai nên không cần kiểm tra lại sản phẩm.
  7. Vì dụng cụ đo bị hư nên không tiến hành kiểm tra mà cho đi tiếp đến công đoạn sau.
  8. Khi dụng cụ đo quá kỳ hạn hiệu chỉnh nhưng do phải xuất hàng nên vẫn tiến hành kiểm tra.
  9. Khi dụng cụ đo quá kỳ hạn hiệu chỉnh phải báo cáo lên cấp trên nhờ phòng Quản lý chất lượng (QC) hiệu chỉnh.
  10. Khi dụng cụ đo bị rớt xuống đất, hư hỏng thì phải vứt vào thùng rác.
  11. Khi phát hiện dụng cụ đo bị hư nhưng không phải do mình làm hư thì không cần báo cáo lên cấp trên.
  12. Khi bảo quản dụng cụ đo, không được để chồng chất lên nhau.
  13. Việc quản lý dụng cụ đo là công việc của phòng Quản lý chất lượng, không phải là công việc của phòng sản xuất.
  14. Phải quy định nơi bảo quản dụng cụ đo.
  15. Đối với các thiết bị đo điện tử, không cần phải hiệu chỉnh.
  16. Thước lá thì không cần phải hiệu chỉnh.
Đáp án:  Phần 1. 1a, 2a, 3b, 4b, 5b, 6b, 7a, 8a, 9b, 10b, 11b, 12b, 13a, 14b, 15b, 16a, 17b, 18a, 19b, 20b. Phần 2: 1b, 2a, 3b, 4a, 5b, 6b, 7b, 8b, 9a, 10b, 11b, 12a, 13b, 14a, 15b, 16b.

Văn phòng NSCL (tổng hợp)

 
Tin mới