Cân đo chi phí và lợi ích của việc thực hiện TPM

Hiện nay, nhìn chung các tổ chức tầm cỡ thế giới đều đang triển khai thực hiện phương pháp Duy trì Hiệu suất Thiết bị Tổng thể (TPM). Nếu có sự lãnh đạo hiệu quả, cơ sở hạ tầng hiệu suất cao và các chuyên gia chuyên ngành có khả năng xử lý mọi vấn đề, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể làm được nhiều điều có ý nghĩa. Mục tiêu bao trùm của TPM là loại bỏ các loại thất thoát, bao gồm thời gian không vận hành của thiết bị, các khiếm khuyết, phế liệu, tai nạn, năng lượng bị lãng phí, v…v… Trước khi áp dụng TPM vào doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ về các chi phí và lợi ích gắn liền với nó. Hiển nhiên, lúc đầu phương pháp này sẽ cần có chi phí để thực hiện, nhưng cuối cùng thì kiểu gì TPM cũng sẽ đem lại hiệu quả cho những doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nó. Ban đầu khi mới áp dụng TPM, các công ty nên chuẩn bị sẵn tâm lý là chi phí đào tạo có thể tăng thêm 10 – 20%, cộng thêm 15% tiền chi phí bảo trì bảo dưỡng. Mặc dù việc thực hiện TPM sẽ tốn kém vào lúc ban đầu, nhưng nó sẽ mang lại lợi ích cực kỳ to lớn. Những công ty áp dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí, bao gồm: tuổi thọ thiết bị cao hơn, việc bảo trì trở nên đơn giản hơn và nhân viên cũng đỡ vất vả hơn. Một loại chỉ số phổ biến khác có thể được dùng để đo lường đánh giá quy trình là Thời gian trung bình giữa các sự cố (MTBF). Hiểu một cách đơn giản, MTBF là một biểu hiện hữu hình chứng tỏ công tác bảo dưỡng của bạn đã trở nên tốt hơn. Nếu các sai sót xảy ra ít hơn và có thời gian cách nhau xa hơn, nghĩa là nỗ lực áp dụng TPM của bạn đã đạt được thành công. Điểu gì giúp phân biệt một dự án thực hiện thành công TPM với một dự án không thành công? Sau đây là một số vấn đề cần phải giám sát nếu bạn muốn theo dõi chặt chẽ quy trình hoạt động của mình: – Hiện trạng máy móc thiết bị. – Công tác bảo trì bảo dưỡng trong dài hạn. – Trình độ nhân sự. – Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.bigfootcmms.com

Tin mới