Cải thiện năng suất lao động tại Công ty Pin ô tô Yuasa

Công ty TNHH Pin Ô tô Yuasa Website: www.yuasa.co.uk Nhà máy của Yuasa tại Anh vốn thuộc sở hữu của Lucas và đã từng sản xuất pin từ những năm 1920. Yuasa đã tiếp quản nhà máy vào năm 1997 và sản xuất pin chủ yếu cho xe ô tô chở khách, xe chuyên trở thương mại và xe địa hình. “Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sản phẩm của chúng tôi được các nước trên thế giới nhập khẩu. Rõ ràng là để đáp ứng các yêu vầu về chi phí, chất lượng vượt trội và giao hàng đúng tiến độ, chúng tôi cần tập trung cải thiện năng suất lao động”, Marcus Heather, Giám đốc điều hành cho biết. Nhóm nghiên cứu đã chọn phạm vi cho việc thực hiện cải tiến và người quản lý dây chuyền sản xuất được xác định là nhân tố chính để hỗ trợ những cải tiến và phát triển quá trình một cách bền vững. Các chuyền sản xuất được lựa chọn có công suất chưa được khai thác hết. Cải thiện được tình trạng này sẽ giúp:• Giảm giờ làm thêm, giảm thời gian máy nhàn rỗi.• Giảm chi phí nội bộ. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích sâu về hiện trạng trong khu vực được lựa chọn. Các chỉ số được phân tích là NRFT (Chỉ số không đúng ngay từ đầu), PP (Năng suất lao động) và OEE (Hiệu suất thiết bị tổng thể). Trước mỗi vấn đề cần cải tiến, nhóm nghiên cứu luôn nỗ lực đặt câu hỏi tại sao “5 lần” để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Các hoạt động gây lãng phí đã được xác định và biện pháp ứng phó được đưa ra. Danh mục kiểm tra hàng ngày dành cho công nhân vận hành và hệ thống bảo dưỡng phòng ngừa cùng với các hoạt động được tiêu chuẩn hóa và kiểm soát trực quan được thực hiện. Kết quả của dự án: –         Năng suất lao động tăng lên 65% –         Phế liệu giảm 68% –         100% nhân viên được hướng dẫn về lý thuyết cải tiến quy trình –         Dành thời gian cho bảo trì phòng ngừa –         Hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả hơn, nhanh hơn được thiết lập –         Nhận thức về sản xuất của doanh nghiệp được nâng cao và công nhân vận hành được trao quyền nhiều hơn. Sau dự án trên, Yuasa tiếp tục thực hiện nhiều cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Số lượng công nhân tại nhà máy vào khoảng 1.000 trong năm 1980 và còn lại 550 vào năm 1997, đến nay chỉ còn khoảng 300 người. Những còn lại có trình độ tay nghề cao hơn nhiều so với người tiền nhiệm của họ. Trong số những người tham gia sản xuất trực tiếp, phần lớn có khả năng đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc như vận hành máy, bảo trì máy móc, quản lý nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Người lao động có nhiều kỹ năng giúp nhà quản lý có thể sử dụng lao động một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
Năng suất lao động là gì? Năng suất lao động là thước đo tỷ lệ giữa số đơn vị hàng hóa được sản xuất ra và số giờ người lao động sử dụng để tạo ra lượng hàng hóa đó. Sử dụng chỉ số này cho phép kiểm soát chi phí lao động trực tiếp. Mục tiêu là để tối đa hóa PP bằng một trong hai cách là giảm thời gian lao động, hoặc làm tăng số lượng hàng hóa sản xuất. Năng suất lao động dùng làm gì? Đo lường năng suất lao động giúp bạn tập trung vào một yếu tố quan trọng của chi phí sản phẩm và làm giảm thời gian xử lý, ví dụ bằng cách giảm các công việc lãng phí và thực hiện tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất. Tốt nhất là tránh sản xuất thừa. Cách đo năng suất lao động? Hoạt động trong sản xuất được phân chia làm 3 loại:
  • Hoạt động tạo giá trị gia tăng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng
  • Hoạt động không tạo giá trị gia tăng nhưng là cần thiết trong điều kiện hiện hành
  • Hoạt động gây lãng phí
Năng suất lao động cao đạt được khi người lao động trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không tạo giá trị ra tăng và loại bỏ các hoạt động gây lãng phí.

Năng suất lao động = Số lượng sản phẩm làm ra/Số giờ làm việc của nhân công trực tiếp

Văn phòng NSCL tổng hợp  

Tin mới