Cải thiện chất lượng sản phẩm cho các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng

Các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trong trong chuỗi cung ứng; trong mội trường phức tạp của hệ thống các chuỗi cung ứng hiện nay, mỗi quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp lại càng quan trọng hơn bao giờ hết và trở thành tác nhân quan trọng dẫn đến thành công.

Phát triển nguồn cung cấp là gì?

Phát triển nguồn cung là một dạng chiến lược kích thích làm việc trực tiếp với nhiều nhà cung cấp trong cùng một thời điểm để giúp tăng chất lượng và tính cạnh tranh. Nó bao gồm tập trung chuyên môn của các nhà cung cấp và liên kết nó với mục tiêu của các tổ chức mua-bán.

Sự đa dạng về nguồn cung ở một mức độ phù hợp sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ vững chắc và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Cách tiếp cận này gần tương tự như mối quan hệ giữa quản lý và hợp tác.

Các công ty mua sắm và nhà cung cấp sẽ tự chọn và đưa ra chiển lược tốt nhất dựa trên mối quan hệ giữa hai bên, theo thị trường và ngành công nghiệp liên quan.

Vai trò của phát triển nguồn cung trong sự thành bại của chuỗi cung ứng.

  1. Có được lợi thế cạnh tranh

Thông qua đào tạo và hướng dẫn các nhà cung cấp trong cùng một hệ thống, các công ty có thể hợp tác với những ai hiểu được các mặt khác nhau trong kinh doanh của công ty mình như giá cả và chất lượng sản phẩm. Điều này giúp nhà cung cấp có thêm nhiều quyền lực hơn để đưa ra sản phẩm của mình mang nhiều tính cạnh tranh ra thị trường.

  1. Khuyến khích hợp tác giữa các nhà cung cấp với nhau.

Những nhà cung cấp nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực, kỹ năng , hoặc kinh nghiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của chuỗi cung ứng hiện nay. Chương trình phát triển nguồn cung có thể khuyến khích được những nhà cung cấp nhỏ lẻ làm việc, hợp tác cùng nhau và đưa ra hướng đi chung cùng phát triển. Điều mà những đơn vị này khó có thể làm được nếu như đi một mình.

  1. Thúc đẩy đổi mới.

Kích thích những nhà cung cấp khác nhau hợp tác lại để đưa ra hướng giải quyết cho một vấn đề chung có thể dẫn đến những phương hướng mà không ai ngờ đến. Điều đó sẽ giúp cải thiện được chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm.

  1. Tạo ra mối quan hệ dài hạn giữa các nguồn cung.

Phát triển nguồn cung đòi hỏi sự tin tưởng và hợp tác cùng có lợi. Những yếu tố này kích thích các công ty đưa ra những bản hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ nhận được nhiều lợi ích về kinh tế hơn trên con đường phát triển và thành công. Điều này có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên.

  1. Giải quyết các vấn đề về chất lượng.

Can thiệp 1-1 với từng nhà cung cấp mang đến cơ hội cải thiện cho cả đôi bên. Lấy ví dụ, nhà cung cấp có thể đưa ra những phương án tốt nhất để khách hàng của mình có thể nhận được hỗ trợ như cải thiện những yêu cầu cần thiết để truy cập một số tài liệu cụ thể. Ngược lại, khách hàng có thể đưa ra những khu vực mà nhà cung cấp được phép cải thiện dịch vụ của mình.

  1. Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Trong khi phát triển nguồn cung là mục tiêu phát triển của các nhà cung cấp để tạo ra lợi ích về kinh tế cho mình, thì mối quan hệ giữa công ty và các nhà cung cấp có thể có tác động tích cực đến khách hàng. Mối quan hệ mua-bán càng bền chặt thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các lợi ích kinh tế của các bên càng được cải thiện.

Phát triển nguồn cung và các mối quan hệ nên được đặt làm mục tiêu của bất kỳ một tổ chức nào, nhất là những đơn vị làm việc với nhiều nhà cung cấp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mối quan hệ cung-cầu được cải thiện trên toàn chuỗi cung ứng sẽ mang đến những sản phẩm tốt hơn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới