Cách tiếp cận Robot công nghiệp giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao (Phần 1)

Robot ngày nay đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất bởi khả năng cải thiện hiệu suất vượt trội so với con người. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô, cánh tay robot đã trở thành biểu tượng  đặc trưng cho các nhà máy sản xuất thuộc ngành này. Robot có thể thay thế con người thực hiện các thao tác tính chuẩn với độ chính xác cao như hàn, tiện, khoan… hay những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và lặp đi lặp lại như dỡ hàng và vận chuyển.

Lấy ví dụ dây truyền lắp ráp của Ford: Tại đây, các đơn vị robot được khoanh vùng rõ ràng đằng sau một hàng rào bảo vệ và tránh xa con người. Các thao tác trong quy trình lắp ráp được thực hiện hoàn toàn tự động theo cấu hình thiết đặt sẵn hoặc được điều khiển từ xa bởi con người. Bên cạnh đó, hệ thống cảm biến quang học cũng giúp robot nhận diện các vật thể lạ trong phạm vi thao tác, nhờ đó tránh được sai lỗi và tai nạn không đáng có.

Bên cạnh quy trình lắp ráp, việc gia công khung xe ngày nay cũng phụ thuộc rất nhiều vào cánh tay robot. Robot hàn được lập trình nên có thể ứng dụng hàn nhiều loại khung xe khác nhau, mối hàn cũng được thiết kế với nhiều hình dạng phức tạp để tương thích với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chúng ta có thể điểm qua một số ưu điểm nổi bật của robot hàn như: tốc độ và hiệu năng vượt trội, độ chính xác và tính tùy biến cao, hạn chế phế liệu, chất thải và tiết giảm chi phí sản xuất. Nhiều hãng sản xuất ô-tô nổi tiếng trên thế giới như: Ford, GM, Mercedes, Toyota, Hyundai, Honda, Nissan… đều ứng dụng dây chuyền hàn tự động với quy mô lớn.

Mặc dù hiệu suất và chất lượng có thể là tất cả những gì bạn đang quan tâm nhưng nếu biết tận dụng các tiềm năng khác của công nghệ này, bạn sẽ nhận ra giá trị mà robot đem lại thực tế cao hơn rất nhiều. Hệ thống điều khiển không chỉ đóng vai trò trung tâm điều phối mà còn có trách nhiệm giám sát và ghi lại các lỗi bất thường trong quá trình sản xuất. Ngày nay, các máy chủ hiện đại cho phép các nhà quản lý liên tục theo dõi dữ liệu sản xuất trong thời gian thực, qua đó nhanh chóng điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Andreas Bauer – Trưởng nhóm nghiên cứu Datacenter (ĐH Augsburg) cho biết: “Robot có thể giúp một số doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc thiết đặt các tùy chỉnh trong quy trình lắp ráp – vì vậy mà trong cùng một quy trình lắp ráp xe hơi, nắp xe có thể được thiết kế để vừa tạo được nắp kín theo phong cách thể thao, vừa có thể chuyển đổi sang dạng mui trần. Sự linh hoạt này cho phép các nhà sản xuất tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng hơn.

Các ứng dụng được lập trình sẵn như trí tuệ nhân tạo và học máy cũng có thể giúp tối ưu hóa các thao tác trong cùng một đơn vị thời gian và thúc đẩy mức độ modul hóa cao hơn nhiều trong sản xuất.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL

Tin mới