Bên cạnh lĩnh vực đo lường, các quy trình quản lý chất lượng (QA) hiện đang thể hiện ra rất nhiều dư địa để phát triển tiềm năng ứng dụng công nghệ AR.
SlashGear cho biết họ đã chạy một chương trình thí điểm tại một nhà máy lắp ráp của Porsche ở Leizpig, Đức. Chương trình này của công ty cho phép công nhân sử dụng công nghệ thực tế tăng cường như một công cụ trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Ý tưởng ban đầu là chuyên gia kiểm soát chất lượng sẽ chụp ảnh từng bộ phận lắp ráp và sau đó so sánh những hình ảnh đó với hình ảnh của những nhà cung cấp của công ty thông qua thiết bị AR. Những đặc tính riêng của từng bộ phận sẽ được làm nổi bật lên và thông qua đó, kỹ thuật viên sẽ nhanh chóng phát hiện được lỗi của sản phẩm.
Với việc ngành sản xuất tiến tới xu hướng tự động hóa là không thể tránh khỏi, con người có thể tự hỏi liệu thực tế tăng cường và tự động hóa có thể cạnh tranh với nhau hay không. Tại sao phải cải thiện khả năng của người công nhân trong khi có thể thay thế họ bằng robot?
Khi được hỏi câu hỏi liệu AR có cạnh tranh hay sẽ hợp tác với tự động hóa, đại diện của DAQRI(nhà sản xuất mũ bảo hiểm DAQRI) cho biết: “DAQRI Smart Helmet phối hợp với tự động hóa bởi nó sử dụng quy trình cơ bản và đã được thiết kế để tích hợp với DCSs, PLCs, SCADAs, Histograms, CMMSs và ERPs, khiến cho những thông tin mà trước đây bị hạn chế chỉ ở trong phòng điều khiển có thể hiển thị ngay trên mũ bảo hộ thông minh ở bất cứ nơi nào trong nhà xưởng”.
Về phần mềm thì Eldritch lại có một góc nhìn khác:
“Tôi nghĩ rằng AR sẽ cạnh tranh với tự động hóa, nhưng lại theo một chiều hướng tốt. Rất nhiều công ty hợp tác với chúng tôi lo ngại rằng bằng cách cải thiện hiệu quả của người lao động, chúng tôi sẽ lấy đi việc làm của họ. Nhưng những gì mà công nghệ thực tế tăng cường mang lại là cho phép bạn tận dụng nhận thức về môi trường xung quanh qua Internet kết nối vạn vật (IoT) để thu thập thông tin rồi sau đó mới cung cấp thông tin đó cho công nhân”.
Ông kết luận: “Tất cả những công nghệ này đều có thể kết hợp với nhau thống qua trí tuệ nhân tạo và điều này sẽ cải thiện hiệu suất làm việc của nguồn lực lao động. Tôi gọi đó là “Trí thông minh tăng cường” (Augmented Intelligence). Bạn có thể có một người có kỹ năng nhất định và bằng cách sử dụng những ứng dụng của AR, AI, IoT bạn có thể cái thiện được khả năng của người đó theo yêu cầu công việc mà bạn mong muốn.”
Văn phòng NSCL