Công nghệ thực tế tăng cường (AR) được biết đến như một mảnh đất màu mỡ đang cho các nhà sản xuất công nghiệp khai thác trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ. Rất nhiều công nghệ có tính tương thích cao với AR như Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, học máy hay những dây chuyển CNC hoàn toàn tự động… hiện đang trở thành cầu nối giúp AR lan tỏa mạnh mẽ hơn trong nền công nghiệp sản xuất.
Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:
Một trong những ưu điểm lớn của công nghệ thực tế tăng cường là chúng có thể gửi một bản sao kỹ thuật số của toàn bộ qua trình sản xuất đến cho đơn vị hỗ trợ. Ash Eldritch, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Vital Enterprises (Một nhà phát triển công nghệ AR) chia sẻ: “Chúng tôi làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bất cứ khi nào mà nhà sản xuất cần hỗ trợ kỹ thuật. Công việc này đòi hỏi phải di chuyển đến vị trí của thiết bị để trực tiếp làm việc.”
Ông cũng cho biết thêm: “Đối với các hoạt động sản xuất phân tán, những nhà sản xuất có rất nhiều người giám sát cũng như nhân viên kỹ thuật cho cả quy trình. Tuy nhiên số lượng chuyên gia để xử lý những tình huống bất ngờ lại rất hạn chế. Thường thì họ cần phải đưa những chuyên gia đến đúng vị trí cần hỗ trợ, nhưng bằng việc cung cấp những hình ảnh thực tế thông qua các thiết bị AR, các chuyên gia có thể có cái nhìn tổng quát về toàn bộ hệ thống và những vị trí cần hỗ trợ. Họ sẽ có được góc quan sát tương tự như những kỹ thuật viên tại hiện trường mà không cần phải di chuyển nhiều, qua đó họ có thể chỉ ra những đặc điểm mà các kỹ thuật viên không thể nhận ra được”.
Nhìn chung, thay vì bỏ công sức và chi phí ra đào tạo từng kỹ thuật viên một, các công ty có thể sử dụng công nghệ AR để cung cấp các chỉ dẫn của chuyên gia tới người vận hành ngay trong ca làm việc của họ.
Các bản sao kỹ thuật số của vật thể được dựng lên bằng công nghệ thực tế tăng cường có thể cung cấp cho người vận hành một không gian rộng rãi và an toàn để kiểm tra các thông số kỹ thuật và tác động môi trường ngay trong quá trình sản xuất.
Công ty Airbus đang sử dụng “Mixed Reality Application” hay MiRA để tích hợp các mô hình kỹ thuật số vào môi trường sản xuất, cho phép công nhân lắp ráp truy cập vào mô hình 3D hoàn chỉnh của loại máy bay đang được sản xuất. Theo Airbus, MiRA đã được sử dụng cho các dây truyền sản xuất của máy bay các đời A380 và A350 XWB để kiểm tra tính toàn vẹn của các cấu trúc thứ cấp trên khung máy bay. Nhờ đó, các rủi ro về vấn đề an toàn lao động cũng như tỉ lệ sai lỗi được cắt giảm đáng kể.
(Còn tiếp)
Văn phòng NSCL