Các sửa đổi của tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Đảm bảo thực phẩm an toàn trong suốt toàn bộ chuỗi thức ăn là một mối quan tâm lớn trong xã hội hiện đại. Mọi loại thực phẩm cần thông qua nhiều lần kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi đến tay người tiêu dùng. Kể từ khi tiêu chuẩn ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm được công bố lần đầu tiên năm 2005, tất cả các bên liên quan bao gồm các nhà sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ, đã phải đối mặt với những yêu cầu an toàn thực phẩm mới, đòi hỏi xem xét lại các tiêu chuẩn trước đây. Cuộc họp của nhóm phát triển tiêu chuẩn ISO (ISO/TC 34/SC 17/WG 8) phụ trách việc sửa đổi được tổ chức bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia Ireland (NSAI), quốc gia thành viên của ISO, đã được tổ chức từ ngày 23-25 tháng 2 năm 2015 tại Dublin để thảo luận về những cải tiến cần thiết của tiêu chuẩn. Trong một buổi tư vấn đã được tổ chức năm ngoái, các nhớm đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO đã phát hiện và đưa ra những điểm thiếu sót của phiên bản ISO hiện tại. Một số vấn đề của phiên bản hiện hành có khả năng gây nhầm lẫn như: sự lặp lại không cần thiết của một số mục và một số khái niệm chưa rõ ràng. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) không đủ khả năng phân tích và kiến thức để đánh giá rủi ro cần phải được tăng cường hỗ trợ. Những góp ý theo các quan điểm khác nhau của các đối tượng áp dụng ISO khác nhau sẽ góp phần vào quá trình sửa đổi tiêu chuẩn ISO hiện hành. Dựa trên những thông tin phản hồi này, nhóm sửa đổi sẽ giải quyết các vấn đề sau:
  • Làm rõ một số khái niệm cơ bản, những điểm mấu chốt trong điều hành việc quản lý, khung chương trình hoạt động, tiếp cận rủi ro, thu hồi sản phẩm lỗi và sửa lỗi, và sự kết hợp của các biện pháp kiểm soát bên ngoài
  • Cập nhật các điều khoản và định nghĩa
  • Làm cho tiêu chuẩn đơn giản và ngắn gọn hơn
  • Tránh làm cho nội dung quá quy tắc
  • Đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hơn nữa, hiện nay ISO 22000 sẽ được chỉnh sửa để có định dạng giống như những tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác (MSSs) về cấu trúc như các văn bản thông thường, thuật ngữ và định nghĩa. Điều này sẽ làm­ cho việc áp dụng tiêu chuẩn trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp muốn có chứng nhận một số tiêu chuẩn khác như ISO 9001 và ISO 22000. Các định dạng phối hợp sẽ đảm bảo sự gắn kết giữa các tiêu chuẩn, đơn giản hóa việc sử dụng tổng hợp và tạo điều kiện cho đối tượng sử dụng có thể đọc hiểu tiêu chuẩn dễ dàng hơn. Trong khi đó, các chuyên gia ngành công nghiệp thực phẩm có thể đặc biệt đóng góp ý kiến xây dựng phiên bản này, những nhóm đối tượng sử dụng tiêu chuẩn khác nhau sẽ được định hướng mục tiêu cụ thể theo nhu cầu tương ứng. Các nhóm đối tượng này bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người nuôi thú cảnh bằng thức ăn công nghiệp, nhà quản lý tìm kiếm một mô hình để phát triển các yêu cầu quy định theo cách tiếp cận quản lý an toàn thực phẩm, và thậm chí bao gồm cả những nhà sản xuất không trực tiếp “quản lý thực phẩm” nhưng có các hoạt động thuộc phạm vi của tiêu chuẩn, ví dụ như những nhà cung cấp nước. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức không áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 một cách riêng biệt mà kết hợp với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001, do đó họ mong muốn 2 tiêu chuẩn này hướng tới nhiệm vụ chung và đảm bảo sự gắn kết của chúng với nhau. Hơn nữa, các tiêu chuẩn trong hệ thống ISO/TS 22002 hỗ trợ các lĩnh vực cụ thể và cho phép họ thực hiện ISO 22000 bằng cách cung cấp các công cụ để phát triển các khung chương trình cần thiết nhất. Dĩ nhiên, tất cả công việc này cần có sự tham gia phối hợp của các bên khác nhau tham gia vào chuỗi thực phẩm. Các nhóm sửa đổi đã họp lại trong tháng 10 năm 2015 để cung cấp một phiên bản sưa đổi thứ 2, hiện nay được coi là tài liệu làm việc. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, tiêu chuẩn chính thức dự kiến ​​sẽ được công bố vào năm 2017.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.iso.org

Tin mới